Vụ án giết cảnh sát và cuộc tranh cãi 38 năm chưa dứt

(PLO) - Đây là một trong những vụ án bí hiểm nhất, gây tranh cãi dai dẳng nhất suốt 4 thập niên qua tại Mỹ. Kẻ nhận mình giết người thì được tòa án tha bổng và đã chết. Người liên tục bác bỏ cáo buộc tội  sát nhân thì đã ngồi tù đã 38 năm với hàng chục lần bị bác đơn xin xét lại bản án.  
Leonard Peltier
Leonard Peltier
Vụ án giết cảnh sát
Người ngồi tù là Leonard Peltier, thành viên của phong trào Người da đỏ Mỹ (AIM), bị kết án chung thân năm 1976 với cáo buộc bắn chết hai nhân viên FBI xâm nhập vào khu định cư Pine Ridge dành riêng cho người da đỏ ở bang Nam Dakota. 
Hồ sơ vụ án thể hiện: Đầu năm 1975, những người da đỏ thuộc bộ lạc Siuksi ở Pine Ridge dựng một khu trại chuẩn bị cho kỳ lễ hội sắp đến của họ. Những lời đe dọa thường xuyên từ các nhân viên FBI khiến những người cắm trại phải cầu cứu AIM. 
Trưa 26/6/1975 hai nhân viên FBI là Jack Coler và Donald Williams tiến vào khu định cư để bắt một thanh niên da đỏ tên Jimmy Eagle bị cáo buộc tội bắt cóc. Hai nhân viên này cho rằng Jimmy Eagle đi trên một chiếc xe chở hàng loại nhỏ màu đỏ, nhưng trên thực tế chiếc xe họ bám theo lại sơn hai màu trắng đỏ mà trên đó có Leonard Peltier và hai thành viên khác của AIM là Norman Charles và Joseph Stuntz.
Chiếc xe chở Peltier dừng lại, những người trong xe nhảy xuống. Chiếc xe của FBI cũng làm theo. Bất ngờ, những tiếng súng vang lên từ mọi phía, kể cả từ những ngôi nhà bên đường. Các thành viên của AIM kéo tới hỗ trợ. Khoảng 5 phút sau, Coler hét lên "Tôi trúng đạn rồi”. 
Tại hiện trường người ta thấy xác của Coler và Williams bên cạnh chiếc xe của họ, cả hai đều bị bắn vào đầu ở khoảng cách rất gần.  Khám nghiệm xác nhận các nạn nhân chết bởi những viên đạn bắn ra từ một khẩu AR-15. Các nhân chứng thấy Peltier đeo khẩu AR-15 nhưng sau này các luật sư của ông ta phát hiện vài khẩu AR-15 ở hiện trường. 
Căn cứ trên lời khai của hai nhân chứng người da đỏ nói họ thấy Leonard Peltier, Bob Robideau và  Dino Butler tiến đến bên chiếc xe của nhân viên FBI, các nhà điều tra cáo buộc ba người vào tội giết hại nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ. 
Mười tuần sau, chiếc xe chở Bob Robideau bị bắt giữ với một khẩu AR-15 mà sau này phía công tố cho rằng đã được dùng để giết hại hai nhân viên FBI. Hôm 14/11/1975 cảnh sát Oregon bất ngờ chú ý thấy một người lái xe có nhận dạng giống  Peltier nhưng mang tên giả. Người này bỏ chạy và bắn trả cảnh sát. Khi lục soát chiếc xe người ta tìm thấy 2 khẩu súng của Jack Coler, dấu vân tay trên bao giấy đựng súng là của Peltier. 
Công tố viện chính thức truy tố Peltier, Robideau, Butler về tội giết người, Robideau, Butler bị bắt và ra tòa, nhưng Peltier bỏ trốn qua Canada. 
Luật sư nổi tiếng William Kuntsler đứng ra đại diện cho Robideau, Butler. Lập luận của Kunstler cho rằng vụ  nổ súng là một thảm kịch được báo trước bởi tình hình căng thẳng đối đầu và nghi ngờ giữa FBI với thổ dân trong một thời gian dài. 
Dino Butler
Dino Butler
Sau 5 ngày thảo luận bồi thẩm đoàn vẫn chưa thể đưa ra kết luận và với sức ép của quan tòa McManus, hôm 16/6/1976 Robideau, Butler được tuyên bố vô tội vì việc nổ súng của họ là để tự vệ. Phán quyết này khiến chính quyền bực tức. Do vậy, Leonard Peltier sẽ phải “trả giá” cho sự tự do của Robideau, Butler.
Quan tòa kỳ thị chủng tộc
Trong khi đó ở Candana, Peltier bị cảnh sát bắt nhưng anh ta xin tỵ nạn chính trị, do đó một phiên tòa đã được mở ra. Kết quả, Peltier bị trục xuất về Mỹ trên cơ sở hai bản khai của một phụ nữ tên Myrtle Poor Bear tự xưng là tình nhân của anh ta. 
Phiên tòa xét xử Leonard Peltier được tổ chức ở Bắc Dakota dưới sự chủ tọa của quan tòa Paul Benson cùng bồi thẩm đoàn 10 người da trắng. Tại phiên tòa này cả phía công tố lẫn các luật sư bên bị đều thay đổi chiến thuật so với phiên xét xử Robideau và Butler. 
Công tố viên không còn cho rằng cuộc tấn công là một âm mưu dự trù trước. Ngược lại, luật sư Ellie Taikeff (được mời từ New York tới) lại thừa nhận điều mà luật sư William Kuntsler do khôn ngoan hơn đã cố gắng né tránh là hai nhân viên FBI đã bị bắn chết một cách dã man ở khoảng cách rất gần. 
Điều này khiến phía công tố chỉ còn việc chứng minh rằng Leonard Peltier là một trong những người có mặt bên cạnh chiếc xe của các thám tử FBI trong cuộc đấu súng hỗn loạn là đủ để đoàn bồi thẩm nhận định rằng Peltier đã giết Coler và Williams . 
Ngoài ra, quan tòa Benson, vốn nổi tiếng về quan điểm kỳ thị chủng tộc, đã có những quyết định có lợi cho phía công tố : Không cho các luật sư nhắc tới các sự cố năm 1973 và tình hình căng thẳng trong 2 năm tiếp theo tại Pine Ridge mà buộc họ phải tập trung vào các diễn biến của ngày 26/6/1975; cũng không cho đả động tới các lời khai đáng ngờ của Myrtle Poor Bear nhưng lại cho trưng ra những bức ảnh đẫm máu của hai nhân viên FBI... 
Trong số 25 nhân chứng do bên công tố đưa ra, có ba thổ dân khai một số chi tiết bất lợi cho Peltier, đặc biệt việc cả Peltier, Robideau và Butler ở cạnh chiếc xe của hai thám tử và việc Peltier cầm khẩu AR-15 cả trước và sau vụ bắn giết. 
Vật hiến tế hay sự trừng phạt thích đáng?
Các bình luận viên về các vụ án hình sự cho rằng đường lối bảo vệ của luật sư bên bị đã sai lầm và cũ – chủ yếu dựa vào chi tiết chiếc xe màu đỏ hay màu trắng vạch đỏ, vào bối cảnh của vụ án, vào lời khai của Myrtle Poor Bear vốn bị quan tòa ngăn cản-  khiến họ yếu thế.  Trong tình thế lúc đó, dự đoán Peltier sẽ bị biến thành vật “hiến tế” đã thành sự thật. Ngày 18/4/1977 Peltier bị kết án chung thân. 
Vô số đề nghị xin xét lại bản án của Peltier trong 38 năm qua bị bác thẳng thừng ở mọi cấp. Lầ
Bob Robideau
Bob Robideau  
n duy nhất ông ta được hưởng ân huệ là vào năm 1992 khi quan tòa Gerald Heaney, mặc dù phản đối việc xét xử lại vụ án nhưng đề nghị chính quyền ân giảm cho Peltier. 
Cùng năm đó, chính cựu Bộ trưởng Tư pháp Hoa kỳ Clark Ramsey ký thỉnh nguyện thư xin Tổng thống ân xá cho Peltier nhưng mãi 8 năm sau, Tổng thống Bill Clinton  mới họp xem xét. Trước áp lực biểu tình của hàng trăn nhân viên đương nhiệm và về hưu, trước cổng Nhà Trắng, ông Clionton đã bác đơn xin ân xá của Peltier. 
Năm 2004, Bob Robideau bất ngờ thừa nhận mình là người bắn chết hai nhân viên FBI đã bị thương, nhưng theo Tu chính án số 5 của Mỹ ông ta không bị đem ra xét xử về một tội mà trước đó đã bị xét xử và được tuyên bố vô tội. Robideau chết năm 2009 tại Tây Ban Nha. 
Ai thực sự là người giết hai nhân viên FBI ? Câu trả lời chính xác có lẽ không bao giờ có. Peltier chối, Robideau nhận tội  còn Dino Butler thì bảo cả hai nói dối. Các bằng chứng về khẩu AR-15 Peltier đeo khi ông ta ở cạnh chiếc xe của FBI vẫn còn là vấn đề mà các luật sư của ông ta còn bị vướng. 

Đọc thêm