Xăng lên giá 23.500 đồng/lít


Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) xác nhận, kể từ 17h hôm nay, 13/8, giá xăng dầu trong toàn hệ thống doanh nghiệp tăng 1.100 đồng mỗi lít so với giá hiện hành. Theo đó, xăng RON 95 là 23.500 đồng mỗi lít, xăng RON 92 là 23.000 đồng mỗi lít...

Quyết định tăng giá xăng dầu được đưa ra gần một tuần sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động và 13 ngày sau đợt điều chỉnh gần nhất.

Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) xác nhận, kể từ 17h ngày 13/8, giá xăng dầu trong toàn hệ thống doanh nghiệp tăng 1.100 đồng mỗi lít so với giá hiện hành. Các mặt hàng dầu tăng 500-800 đồng mỗi lít hoặc kg.

Như vậy, sau khi điều chỉnh, các mặt hàng xăng dầu có mức giá mới là: Xăng RON 95 là 23.500 đồng mỗi lít, xăng RON 92 là 23.000 đồng mỗi lít. Dầu hỏa- dầu diezel 0,05S sẽ lần lượt có giá mới là 21.450 đồng mỗi lít và 21.550 đồng mỗi kg.
 

Các đại lý của Petrolimex tại Hà Nội cho biết đã nhận quyết định điều chỉnh từ trước, vì vậy đúng 5h họ tiến hành thay biểu giá. Ảnh: Anh Quân
Các đại lý của Petrolimex tại Hà Nội cho biết đã nhận quyết định điều chỉnh từ trước, vì vậy đúng 5h họ tiến hành thay biểu giá.

Cũng trong chiều muộn 13/8, sau thời điểm giá xăng dầu chính thức tăng, Bộ Tài chính đã gửi văn bản đến các doanh nghiệp đầu mối, một lần nữa nhắc lại Nghị định 84 cho phép doanh nghiệp tự chủ ấn định giá bán trong biên độ cho phép.

Bộ cũng yêu cầu giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu như quy định hiện hành, đồng thời cho phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng A92 là 300 đồng mỗi lít tính từ 17h ngày 13/8. Bộ cũng không quen nhắc nhở các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại phương án, cách tính giá đã đăng ký để giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá cơ sở.

Trước đó, một số doanh nghiệp đã rậm rịch lên kế hoạch xin điều chỉnh giá xăng dầu với lý do chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ lên tới 700-1.300 đồng mỗi lít. Theo đó, doanh nghiệp đề xuất hai phương án, nếu giữ nguyên thuế, mức tăng giá xăng dầu sẽ mạnh. Trong trường hợp giảm thuế, giá xăng dầu sẽ tăng ít hơn.

Đây là lần tăng giá thứ 3 kể từ thời điểm doanh nghiệp được liên Bộ Tài chính- Công Thương trao quyền chủ động cho doanh nghiệp. Ngày 10/8, Bộ Tài chính đã chính thức phát đi thông cáo nhắc nhở doanh nghiệp khi tính toán để điều chỉnh giá, cần tuân thủ cách tính, đảm bảo đủ chu kỳ bình quân 30 ngày theo quy định hiện hành. Trước đó, Bộ Công Thương cũng khẳng định Nhà nước trao quyền cho doanh nghiệp những vẫn kiểm soát, không có nghĩa đầu mối muốn tăng, giảm bao nhiêu tùy ý.

bg
Quyết định tăng giá đã về tới tay các đại lý, song mãi tới 17h30 mới có thông cáo chính thức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về việc này. Trong các lần điều chỉnh trước đây, thông cáo thường được phát đi trước giờ áp dụng.

Trong bối cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động và giá thế giới tăng cao, các chuyên gia dự báo khả năng nhiều doanh nghiệp cần thêm xăng dầu thành phẩm sẽ hâm nóng thị trường khu vực.

Trên thị trường thế giới, giá dầu Brent giao tháng 8 hôm nay mở cửa ở ngưỡng 113,29 đôla mỗi thùng cao hơn tới 7,44 đôla so với ngày 1/8. Từ đầu tháng 8 đến nay, giá dầu thô liên tục biến động. Giá dầu thô giao tháng 8 hôm nay có thời điểm lên tới 93,56 đôla và chỉ trong vòng hơn 10 ngày, mức giá đã tăng tới hơn 6 đôla mỗi thùng.

Giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore cũng liên tục tăng. Mặt hàng xăng RON 92 từ 116,4 đôla mỗi thùng ngày 1/8 đã lên tới 127,63 đôla ngày 10/8, cao hơn 3 đôla so với ngày 8/8. Dầu DO 0,05S ngày 10/8 cũng lên tới 130,59 đôla mỗi thùng; DO 0,25S 129,89 USD mỗi thùng; Dầu hoả 129,28 USD mỗi thùng; FO 180 lên tới 667,40 USD mỗi tấn.

Tính từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã có 10 lần điều chỉnh với 5 lần tăng và 5 lần giảm. Dù số lần điều chỉnh bằng nhau nhưng mức tăng cao tới 5.400 đồng mỗi lít so với con số 3.200 đồng của 5 lần giảm giá. Như vậy, chỉ chưa đầy 2 tháng, xăng đã được điều chỉnh 3 lần, cùng với đó là các mặt hàng thiết yếu như điện và gas cũng đồng loạt tăng (điện tăng 5% và bình gas 12 kg tăng 52.000 đồng. Các chuyên gia kinh tế lo ngại, chỉ trong một thời gian ngắn nhưng 3 mặt hàng thiết yếu liên tục tăng là điều bất hợp lý, nhất là trong bối cảnh sức mua người dân suy kiệt, hàng tồn kho cao.

Bộ Công Thương đã phải lên tiếng khẳng định CPI của hai tháng âm không phải là cái cớ để tăng giá xăng dầu, điện. Bởi thực tế, khi heo thị trường, giá xăng dầu thế giới tăng thì trong nước cũng phải điều chỉnh theo.

Trước đó, trên khắp cả nước, diễn ra tình trạng hàng loạt cây xăng găm hàng chờ lên giá. Sau khi các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối có văn bản đề xuất tăng giá mà chưa được, nhiều đại lý ở các địa phương bất ngờ đưa ra lý do “hết hàng” hoặc “mất điện”. Trong khi đại lý từ chối bán hàng, nhiều người bán dạo đã đưa ra giá cắt cổ để ép giá khách hàng kiếm lời.

Theo VnExpress

Đọc thêm