Xử lý nợ xấu không thể “ỷ” vào vốn nhà nước

Theo số liệu mới nhất mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình báo cáo trước Quốc hội, nợ xấu ngân hàng hiện là 10%, tương đương 270 nghìn tỷ đồng. Dù ủng hộ  ý định thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, song ông  Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – cũng cho rằng,” nợ xấu do ngân hàng nào thì ngân hàng đó phải chịu chứ không thể “ỷ” vào hết vào vốn nhà nước”.

Theo số liệu mới nhất mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình báo cáo trước Quốc hội, nợ xấu ngân hàng hiện là 10%, tương đương 270 nghìn tỷ đồng. Dù ủng hộ  ý định thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, song ông  Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – cũng cho rằng,” nợ xấu do ngân hàng nào thì ngân hàng đó phải chịu chứ không thể “ỷ” vào hết vào vốn nhà nước”.

Căn cứ vào con số báo cáo của NHNN, theo thông lệ chung của quốc tế thì con số này đáng báo động vì nó đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, nợ xấu làm cho các DN không vay được  ngân hàng mà ngân hàng cũng không dễ dàng cho DN vay vốn. DN không có vốn để sản xuất, hệ lụy là sức mua  giảm, việc làm giảm, nền kinh tế như bị đóng van.

Mặt khác, các DN không vay được NH thì để tồn tại họ phải vay ngoài, với lãi suất cao, thế là lại càng đẩy nợ xấu của DN lên. Vậy giải quyết nợ xấu bằng cách nào? Làm sao kích cầu để giảm hàng tồn kho, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, các dự án được duyệt đã được cấp ngân sách thì sớm giải ngân, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm..., hàng loạt vấn đề đang đặt ra, trong đó quan trọng là cơ cấu lại nợ.

Những DN vốn có “thể lực” tốt nhưng nay “bị ốm yếu” do những rủi ro khách quan phải được NH tạo điều kiện cho vay tiếp, như người xưa vẫn nói “cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần”, để họ sớm vực dậy sản xuất, .

NHNN dự kiến thành lập công ty mua bán nợ với số nợ mua có thể lên tới 100 nghìn tỷ đồng, theo ông, “đẻ” ra công ty này có khả thi và chúng ta nên “chọn giờ sinh” cho công ty này vào thời khắc nào?

- Để “tiêu thụ món” nợ xấu nói trên, NHNN đã có đề án trình Chính phủ. Tuy nhiên, còn 2 vấn đề sống còn quyết định sự ra đời của công ty này, đó là, vốn 100 nghìn tỷ lấy ở đâu ra? - Theo tôi nên huy động từ chính các ngân hàng thương mại, và nhà nước có thể cho phép công ty mua bán nợ xấu phát hành trái phiếu, huy động vốn trong và ngoài nước....

Việc xác định nợ, phân loại nợ... phải làm rõ từng nguyên nhân cụ thể để có những giải pháp cụ thể hơn. Ví dụ có những loại nợ, sau khi được mua về, rồi củng cố, tiếp sức, “khỏe lên”... thì công ty có thể bán với giá cao hơn lúc mua vào.

Hiện nay số nợ quá hạn 270 nghìn tỷ, nhà nước cũng không cần giải quyết hết số này, nợ xấu do ngân hàng nào thì ngân hàng đó phải chịu chứ không thể “ỷ” vào hết vào vốn nhà nước được, nhà nước chỉ bỏ ra một phần để mua nợ xấu nhằm giảm bớt “gánh nặng” nợ xấu, nợ quá hạn cho DN và NH mà thôi ...

Đề án 100 nghìn tỷ, theo tôi là khả thi, và công ty mua bán nợ xấu này ra đời càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, hiện nay có hơn chục công ty mua bán nợ của ngân hàng thương mại  nhưng sự thực anh nọ mua đổ nợ xấu cho anh kia mà thôi, tác dụng giải quyết rất hẹp, phải có nhà nước “đứng vào” với khối lượng vốn lớn thì mới có tác dụng giải quyết “đống” nợ xấu.

Nếu công ty mua bán nợ xấu ra đời, thì đây là công ty chuyên biệt của ngành ngân hàng. Chúng ta không quá lo lắng về sự “phát triển” của công ty này, bởi khi kinh tế khởi sắc, nợ xấu, nợ quá hạn giảm thì công ty này “sẽ tự tiêu thôi”. Việc mua đi bán lại những tài sản và giấy mua bán nợ ... sẽ theo quy định của pháp luật, cơ quan định giá và sẽ có cơ quan pháp luật giám sát, DN không quá lo lắng về sự minh bạch, công bằng.

Vậy mô hình nào sẽ phù hợp với Việt Nam, thưa ông?

- NHNN đang nghiên cứu kỹ lưỡng về mô hình của các nước, nhưng theo tôi, chúng ta nên học tập mô hình của Thái Lan, đó là, công ty cổ phần mà nhà nước là một cổ đông lớn và có sự tham gia của các TCTD. Nhà nước dẫn dắt và định hướng trong giai đoạn đầu là cần thiết để giúp công ty ổn định mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Đến thời điểm thích hợp, nhà nước có thể thoái vốn dần khỏi công ty.

Xin cảm ơn ông!

Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam lớn như thế nào?

-Theo thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng của Việt Nam đã lên đến 10%, tăng so với mức 6% cuối năm ngoái.

-Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2011 của ngành ngân hàng khoảng 2,6 triệu tỷ đồng và tăng trưởng âm 0,89% trong 5 tháng đầu năm. Như vậy giá trị nợ xấu khoảng 256 nghìn tỷ đồng.

- Giá trị nợ xấu này tương đương với 10% GDP năm 2011 của Việt Nam và gấp 9 lần gói hỗ trợ doanh nghiệp mới được thông qua.

- So với các ngân hàng, nợ xấu cao gấp 6 lần tổng lợi nhuận ngành năm 2011 và bằng tổng tài sản của 14 ngân hàng nhỏ nhất cộng lại.

Mai Hoa (thực hiện)

Đọc thêm