Xúc động lễ chia tay bà Angela Merkel

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bà Angela Merkel được ca ngợi là "Tháp Eiffel" của Liên minh châu Âu (EU) tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 107 và có thể là cuối cùng của nhà lãnh đạo này. 
Bà Angela Merkel được ca ngợi là "Tháp Eiffel" của EU. Ảnh: Reuters
Bà Angela Merkel được ca ngợi là "Tháp Eiffel" của EU. Ảnh: Reuters

Mặc dù bà Angela Merkel vẫn có thể là Thủ tướng Đức trong lần gặp mặt tiếp theo của các nhà lãnh đạo EU, nhưng các đồng nghiệp của bà đã quyết định chính thức chia tay bà tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 107 mà bà tham dự với tư cách là lãnh đạo một quốc gia thành viên của khối ở Brussels.

Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói: “Bà là một tượng đài", và nói thêm rằng một cuộc gặp thượng đỉnh mà không có bà (Angela Merkel-PV) sẽ giống như “Rome không có Vatican hay Paris không có tháp Eiffel”.

Ông Michel nói thêm: "Tinh thần và kinh nghiệm của bà sẽ ở lại với chúng tôi. Bà sẽ không rời bỏ chúng tôi''.

Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cũng gửi tới bà Merkel những lời khen ngợi, nói rằng "Nữ tướng Merkel là một cỗ máy thỏa hiệp".

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người coi bà Merkel là một người bạn tốt, đã gửi một tin nhắn video được phát tại lễ kỷ niệm. "Những người yêu quý của bà và toàn thế giới nợ bà một món nợ biết ơn vì đã đạt được vị trí cao trong nhiều năm", ông nói, coi bà là "trung tâm" tổ chức EU và ca ngợi những gì ông coi là nguyên tắc của bà.

Bà Merkel cũng được tặng quà, trong đó, theo một quan chức EU, một biểu tượng nghệ thuật về tòa nhà Europa ở Brussels, được mệnh danh là "Quả trứng" vì hình dạng trung tâm hình trứng của nó.

Món quà biểu trưng của EU tặng bà Merkel trong lễ chia tay.

Món quà biểu trưng của EU tặng bà Merkel trong lễ chia tay.

Cuộc gặp là hội nghị thượng đỉnh EU lần thứ 107 của bà Merkel, người đã giữ chức Thủ tướng Đức trong 16 năm. Trong thời gian đó, bà đã được quốc tế biết đến vì đã nỗ lực hết sức để thúc đẩy và bảo vệ sự đoàn kết của châu Âu, với một số ngoại lệ đáng chú ý như cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, khi lợi ích quốc gia của Đức chiếm ưu thế.

Đức đã tổ chức bầu cử liên bang vào tháng 9, cuộc bầu cử đầu tiên không có bà Merkel làm ứng cử viên Thủ tướng kể từ năm 2005. Đảng của bà, Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đứng sau đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong cuộc bỏ phiếu, nhưng bà sẽ tiếp tục với tư cách là Thủ tướng tạm quyền cho đến khi một nhà lãnh đạo mới được chọn bởi Quốc hội. Liên minh có khả năng lãnh đạo nước Đức trong nhiệm kỳ tiếp theo gồm Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đang nỗ lực thành lập một Chính phủ mới trước Giáng sinh.

Đọc thêm