2.600 cổ đông Vimexco Gas kêu cứu vì UBND tỉnh thu hồi nhà

Hôm nay (20/9) là hạn chót UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu buộc Công ty CP  thương mại và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (Vimexco Gas) “bàn giao” căn nhà số 52 Lý Thường Kiệt, Tp Vũng Tàu để trả cho một Việt kiều. 2.600 cổ đông của doanh nghiệp này “kêu cứu” vì như vậy sẽ mất trụ sở chính.

Hôm nay (20/9) là hạn chót UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu buộc Công ty CP  thương mại và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (Vimexco Gas) “bàn giao” căn nhà số 52 Lý Thường Kiệt, Tp Vũng Tàu để trả cho một Việt kiều. 2.600 cổ đông của doanh nghiệp này “kêu cứu” vì như vậy sẽ mất trụ sở chính.

Căn nhà gây tranh cãi

Giá trị doanh nghiệp

Theo tường trình của ông Nguyễn Quang Ninh – tổng giám đốc doanh nghiệp, đại diện cho 2.600 cổ đông, từ cuối năm 2005, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã phê duyệt phương án cổ phần hóa, thành lập Vimexco Gas. Theo quyết định số 5335/QĐ-UBND ngày 30/12/2005, UBND tỉnh này đã phê chuẩn tỉ lệ vốn góp của nhà nước là 300.000 cổ phần, chiếm  21,42% trong tổng số 14 tỷ đồng vốn điều lệ doanh nghiệp.

Phần vốn nhà nước này hình thành từ việc “chấp nhận đưa giá trị quyền sử dụng đất nhà số 52 đường Lý Thường Kiệt vào giá trị doanh nghiệp”, thể hiện tại Thông báo số 281/TB-UBND  ngày 30/11/2005 về kết luận của UBND tỉnh tại cuộc họp thông qua kết quả xác định giá trị doanh nghiệp chi nhánh Công ty Thương mại –  Dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh (tiền thân của Vimexco Gas). Trước đó, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhà 52 Lý Thường Kiệt được định giá với giá trị căn nhà là 334.745.130 đồng, giá trị quyền sử dụng đất là 932.560.000 đồng.

Giá trị căn nhà và giá trị quyền sử dụng đất của căn nhà được phản ánh trên sổ sách kế toán của công ty. Năm 2005, VMG phát hành cổ phần rộng rãi ra công chúng nhằm huy động nguồn vốn xã hội phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đã công bố công khai, minh bạch toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, thể hiện qua bảng cáo bạch, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm.

“Chính vì thế, có thể khẳng định rằng, cơ sở để các nhà đầu tư chấp nhận góp vốn vào Vimexco Gas chính là giá tài sản của công ty, trong đó giá trị căn nhà và giá trị quyền sử dụng đất đối với căn nhà số 52 Lý Thường Kiệt là một phần quan trọng không thể thiếu. Đó là tài sản hợp pháp của hơn 2.600 cổ đông hiện hữu  của công ty”, ông Ninh trần tình.

Thu hồi “trắng” 

Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu nảy sinh khi Vimexco Gas đề làm  thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nhà 52 Lý Thường Kiệt. Đề nghị của doanh nghiệp bị trả về với lý do, một Việt kiều Canada đang đòi lại nhà (?)

Sự việc những tưởng đã dứt điểm vào năm 2009, khi Thanh tra Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành công văn số 622/TTr-NV3 (ngày 29/05/2009) kiến nghị bác đơn khiếu nại xin lại nhà số 52 (số cũ 54) của người được Việt kiều ủy quyền... Tuy nhiên, thật bất ngờ, 3 năm sau, vào ngày 5/3/2012, UNBD tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 393/QĐ-UBND về việc chấp thuận trả lại căn nhà số 52 Lý Thường Kiệt, phường 1, TP Vũng Tàu cho người khiếu nại, hoàn toàn không đề cập gì đến quyền lợi hay thiệt hại phát sinh đối với Vimexco Gas.

“Việc  giải quyết chuyện nhà cửa đối Việt kiều CANADA là trách nhiệm của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nhưng khi đã đưa tài sản vào cổ phần hóa, UBND tỉnh không thể lấy tài sản của một công ty cổ phần (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) để khắc phục vấn đề riêng của mình”, các cổ đông bức xúc.

“Từ năm 2005, với quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cổ đông Nhà nước đã góp vốn cổ phần và trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Vimexco Gas với trị giá căn nhà số 52 Lý Thường Kiệt, được cấp sổ cổ đông, được chia cổ tức và được chuyển nhượng cổ phần để thu về lợi nhuận. Theo đúng quy định pháp luật, căn nhà số 52 Lý Thường Kiệt, thành phố Vũng Tàu là tài sản của Vimexco Gas. Vậy mà nay UBND tỉnh lại dùng biện pháp hành chính để thu hồi lại nhà trong khi không hề có phương án bồi hoàn thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của 2.600 cổ đông Vimexco-Gas”, đơn “kêu cứu” gửi tới các cấp quyền và Báo PLVN  trình bày.

Đức Huy

Đọc thêm