Theo đó, Trong 3 người điều trị ở Bệnh biện đa khoa Vĩnh Đức thì bệnh nhân N.T.A.T (61 tuổi, ở thị xã Điện Bàn) là ni cô, hiện tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đỡ mệt, đỡ đau đầu chóng mặt. BN còn cảm giác nặng mi mắt, nhìn rõ, không nuốt nghẹn, huyết động ổn định.
Bệnh nhân nữ V.T.H (65 tuổi, ở thị xã Điện Bàn), tỉnh táo, tiếp xúc tốt, giảm cảm giác nặng mi mắt, giảm đau đầu chóng mặt, không nuốt nghẹn và huyết động ổn định.
Riêng BN N.T.N (15 tuổi, ở TP Hội An), tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Thiếu niên này còn chóng mặt, giảm nhìn mờ, không sụp mi, không yếu liệt tay chân. Bệnh nhân khó nuốt thức ăn đặc, huyết động ổn định.
Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay điều trị ở bệnh viện |
Theo ông Mười, đối với BN L.T.V.K (30 tuổi, ở huyện Đại Lộc), lúc 14 giờ ngày 6/9, với diễn biến nuốt khó tăng, nhược cơ, sụp mi, hơi khó thở nhẹ được mong muốn chuyển ra Đà Nẵng điều trị nên bệnh viện đã chấp nhận chuyển tuyến.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Phó khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng) cho hay, hiện tại bệnh nhân L.T.V.K tỉnh táo, tự thở được nhưng còn trình trạng nhìn mờ, nhìn đôi, còn yếu cơ nhẹ, cơ lực khoảng 4-5. Tình trạng nuốt cải thiện hơn, không thở máy.
Theo bác sĩ Hùng, hiện BN K. đang được điều trị theo phác đồ, trong những ngày tới, bệnh viện sẽ điều trị hỗ trợ chăm sóc toàn diện cho BN. BN được hỗ trợ hô hấp, tập phục hồi chức năng để tránh tình trạng thở máy.
Trước đó, 4 bệnh nhân này có sử dụng pate Minh Chay ăn kèm với bánh mì. Lần lượt ngày 1 và 2 đến 4/9, bốn người được đưa đến Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức cấp cứu và được xác định bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm độc tố botulinum từ pate Minh Chay.