|
Ảnh minh họa.
4 trường hợp sổ đỏ bị thu hồi mới nhất
Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ, Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đã cấp trong 4 trường hợp sau:
Thứ nhất, Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên sổ đỏ đã cấp.
Thứ hai, cấp đổi sổ đỏ đã cấp.
Thứ ba, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất phải cấp sổ đỏ mới.
Thứ tư, sổ đỏ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai. Cụ thể, sổ đỏ cấp không đúng thẩm quyền; sổ đỏ cấp không đúng đối tượng sử dụng đất; sổ đỏ không đúng diện tích đất; sổ đỏ không đủ điều kiện được cấp.
Hoặc sổ đỏ cấp không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp sổ đỏ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
Chi tiết thủ tục thu hồi sổ đỏ được thực hiện ra sao?
Trường hợp 1: Thu hồi sổ đỏ khi thu hồi toàn bộ diện tích.
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp sổ đỏ đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu sổ đỏ đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Hoặc khi Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật... thì người sử dụng đất phải nộp sổ đỏ trước khi bàn giao đất cho Nhà nước.
Trường hợp 2: Thu hồi sổ đỏ khi đổi sổ đỏ, đăng ký biến động.
Người sử dụng đất nộp sổ đỏ đã cấp trước đây, cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ, hồ sơ đăng ký biến động.
Trường hợp 3: Thu hồi sổ đỏ trong trường hợp đã cấp không đúng quy định. Thủ tục thu hồi sổ đỏ theo Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).