Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn hôm nay, 13/6., GS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV (BV) Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, từ trường hợp nhân viên phòng CNTT của BV được sàng lọc qua khai báo y tế, có triệu chứng nghi ngờ và làm xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, ngày 11/6, BV đã khẩn trương triển khai các hoạt động sàng lọc, truy vết và lên phương án cách ly, lấy mẫu cho tất cả nhân viên y tế trong BV, đặc biệt là các trường hợp có liên quan, các trường hợp có tiếp xúc với trường hợp đầu tiên.
Kết quả 53 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 làm việc tại 11 bộ phận, phòng ban bao gồm: Công nghệ Thông tin (8), Hành chính Quản trị (17), Chỉ đạo tuyến (3), Tài chính Kế toán (4), Kế hoạch Tổng hợp (3), tổ chức cán bộ (1), Dược (8), Hồi sức Cấp cứu người lớn (3), Hồi sức Cấp cứu Nhi (1), Khoa Cấp cứu (1), Khoa khám bệnh – khám bệnh theo yêu cầu (4); trong đó có 52 trường hợp không có triệu chứng.
Cũng theo Giám đốc BV (BV) Bệnh Nhiệt đới TP HCM, BV đã thực hiện tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho 1200 cán bộ, thầy thuốc và nhân viên. Theo y văn quốc tế trong số những người đã tiêm vaccine, vẫn có tỷ lệ nhất định có thể nhiễm SARS-CoV-2. Nhưng những người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 nếu nhiễm SARS-CoV-2 thì ít có khả năng phát triển thành bệnh.
"Thực tế cho thấy trong số 52 nhân viên BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM nhiễm SARS-CoV-2 đợt này (một người chưa được tiêm vaccine do đang có thai 3 tháng) chỉ có một người có triệu chứng nhẹ và người này hiện đang thực hiện công tác theo hình thức online để hỗ trợ hoạt động của BV. Cũng theo y văn quốc tế thì vaccine phòng COVID-19 giảm tình trạng nặng của bệnh và không dẫn đến tử vong”, ", GSTS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết thêm.
GS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV (BV) Bệnh Nhiệt đới TP HCM |
BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng đã khẩn trương chuẩn bị các khối lầu 3, 4, 5 với sức chứa 300 giường làm nơi cách ly tập trung cho những trường hợp tiếp xúc gần (F1) với các trường hợp dương tính (hiện đã có 96 trường hợp nhân viên y tế được cách ly theo diện này); Tổ chức và vận động cung cấp suất ăn cho nhân viên y tế đang thực hiện cách ly tại BV; đồng thời động viên tinh thần cán bộ công nhân viên của BV để cùng nhau vượt qua khó khăn.
BV đã phối hợp với Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) và các lực lượng chức năng của thành phố tiến hành lập danh sách các trường hợp liên quan, danh sách bệnh nhân xuất viện, chuyển viện trong thời gian 15 ngày vừa qua để tiếp tục theo dõi và tiến hành điều tra truy vết mở rộng.
Về các công tác phòng chống dịch, đảm bảo công tác điều trị tại BV trong thời gian tới, GSTS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, BV đang tiếp tục rà soát, truy vết các trường hợp tiếp xúc với các trường hợp dương tính, thực hiện cách ly tại lầu 3,4,5 để cắt đứt chuỗi lây nhiễm; Phối hợp cùng HCDC xử lý các trường hợp F1, F2 tại địa phương; tăng cường khử khuẩn bề mặt đồ dùng cá nhân trong môi trường BV; phân công bố trí nhân sự tại BV để đảm bảo tốt vừa duy trì hoạt động điều trị chăm sóc cho bệnh nhân vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch…
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của BV Bệnh Nhiệt đới trong công tác phòng chống dịch COVID-19. |
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của BV Bệnh Nhiệt đới trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trong suốt thời gian vừa qua, không chỉ cho TP HCM mà còn mang tầm khu vực khi BV đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nặng từ các BV, các tỉnh trong khu vực chuyển đến.
Về những nhiệm vụ trọng tâm của BV trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu: BV cần đảm bảo an toàn cho bệnh nhân đang điều trị tại BV đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế để tiếp tục điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân.
Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị: Cần sớm ban hành lệnh phong tỏa cho toàn bộ BV Bệnh Nhiệt đới, trước mắt sẽ tiến hành phong tỏa trong 1 tuần sau đó tiếp tục đánh giá các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp tiếp theo sau đó; Tiến hành khử khuẩn môi trường cho BV;
Các trường hợp bệnh nhân COVID-19 tiếp tục điều trị, theo dõi tại BV, đối với các bệnh nhân khác tiến hành giảm tải tối đa, trưng dụng các BV khác trong hệ thống y tế có khả năng tiếp nhận điều trị, tuy nhiên khi chuyển các trường hợp bệnh nhân này ra ngoài cần phải xem như là đối tượng nghi ngờ cần có các đơn vị cách ly điều trị phù hợp; Đối với các nhân viên F0 bố trí điều kiện sinh hoạt cho các đối tượng này đồng thời đảm bảo các yêu cầu, điều kiện chăm sóc như các bệnh nhân mắc COVID-19 khác.
Đối với công tác cách ly, các trường hợp tiếp xúc gần tại BV cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định về cách ly theo quy định, như điều kiện cách ly, quy định khoảng cách, quy định hạn chế tiếp xúc… đồng thời cần thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm với tần suất dày hơn so với thông thường…
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ Y tế cũng sẽ thành lập bộ phận thường trực đặc biệt về phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM để phối hợp cùng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và ngành Y tế TP.HCM để chung vai sát cánh cùng thành phố nhằm nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh tại TP.HCM cũng như tại BV Bệnh Nhiệt đới TP. HCM.
Theo TS. Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ... Chính vì vậy, tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng. Tuy nhiên người đã được tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vaccine vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K.
Bởi vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.
Đặc biệt, vaccine không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang vi rút và lây bệnh cho người khác.
Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ