Ai chịu trách nhiệm về thuốc Tamiflu?

Trước diễn biến của dịch cúm A/H5N1, cuối năm 2005, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương và kịp thời dự trữ thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate để chủ động phòng, chống dịch. Đây là chủ trương đúng, nhưng đến nay một lượng lớn thuốc Tamiflu phải tiêu hủy, với giá trị gần 300 tỷ đồng. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?.

Trước diễn biến của dịch cúm A/H5N1, cuối năm 2005, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương và kịp thời dự trữ thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate để chủ động phòng, chống dịch. Đây là chủ trương đúng, nhưng đến nay một lượng lớn thuốc Tamiflu phải tiêu hủy, với giá trị gần 300 tỷ đồng. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?.

Chủ trương đúng

Theo chỉ đạo, Bộ Y tế và Cục quản lý Dược phải chịu trách nhiệm về thuốc Tamiflu trước dịch cúm A/H5N1. Thời điểm 2004- 2006, với vai trò Cục trưởng Cục quản lý Dược - ông Cao Minh Quang (nay là Thứ trưởng Bộ Y tế) đã “chỉ định” 4 công ty đủ điều kiện để sản xuất Tamiflu là Cty Cổ phần dược phẩm Cửu Long, Cty Cổ phần dược phẩm Imexpharm, Cty dược Vật tư y tế Phú Yên và Cty Liên doanh TNHH Stada Việt Nam.

Bốn Cty này đã sản xuất và cung cấp thuốc theo hợp đồng với Bộ Y tế theo từng đợt. Theo đó, đợt 1 đã sản xuất được 9.732.590 viên thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate, có hạn dùng 2 năm, dự trữ dưới dạng nguyên liệu tương đương với 9.670.000 viên có hạn dùng 3 năm. Đợt 2, 4 Cty này đồng thời hoàn thành việc sản xuất 9.876.400 viên nang, có hạn sử dụng đến tháng 10/2012.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm kiểm tra, toàn bộ số thuốc được sản xuất đợt 1 đã hết hạn dùng từ tháng 3/2009, hiện vẫn chưa được xử lý. Tổng số thuốc đợt 2, tuy chưa hết hạn dùng và chưa được thử tương đương sinh học nhưng đã cấp phát 131.000 viên.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 27/8/2010, toàn bộ số thuốc 19.608.990 viên được sản xuất tính đến thời điểm thanh tra cả 4 công ty  đều chưa tiến hành thử tương đương sinh học theo quy định của Cục Quản lý Dược và Bộ Y tế. Như vậy, 4 Cty này đều chưa thực hiện đúng, đủ các công đoạn trong quá trình sản xuất thuốc. Trong đó, công đoạn quan trọng nhất, không thể bỏ qua là kiểm nghiệm thuốc “đạt tiêu chuẩn”. Tệ hại hơn, vi phạm trên không những được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế “bỏ qua” mà còn được Cục Quản lý Dược cấp đăng ký lưu hành?

Ai chịu trách nhiệm?

Có thể nói, trước sự việc trên dư luận đang đặt nhiều câu hỏi cho việc 4 cty trên đều bỏ qua công đoạn thử tương đương sinh học là vô tình hay cố ý?

Việc cho lưu hành thuốc chưa qua kiểm nghiệm, trách nhiệm của Cục Quản lý Dược và người đứng đầu sẽ ra sao trước việc đưa thuốc không đủ tiêu chuẩn ra thị trường? Cũng trong kết luận thanh tra và Biên bản làm việc giữa đại diện Bộ Y tế và Cục C37, Bộ Công an đều khẳng định Bộ Y tế đã có sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch dự trữ thuốc Tamiflu.

Nghiêm trọng hơn Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế do Cục trưởng Cục quản lý Dược Cao Minh Quang (thời điểm 2005- 2006) đã có nhiều vi phạm từ đấu thầu đến việc cho lưu hành thuốc sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã thực hiện việc mua thuốc Tamiflu không qua đấu thầu mà “chỉ định” 4 công ty “phải chăng là cty ruột” trong nước đủ điều kiện để dự trữ và sản xuất thuốc Tamiflu cũng như mua nguyên liệu của nhà sản xuất Hetero Labs thông qua Stada – Hồng Kông và Mambo Overseas Ltd- Singapore, nguyên liệu nhập khẩu của Ấn Độ.

Trong đó hạn sử dụng thuốc 2 năm, hạn sử dụng nguyên liệu 3 năm, thay vì chọn Công ty F.Hoffmann – LaRoche – Thụy Sỹ (hãng Roche) với giá nguyên liệu thấp gần 1 nửa và hạn sử dụng gấp đôi. Từ quyết định trên dẫn tới việc số thuốc hết hạn sử dụng hiện phải tiêu hủy gần 300 tỷ đồng, cũng như số tiền ngân sách trị giá hàng trăm tỷ đồng bị chiếm dụng cần được làm rõ…

PV

Đọc thêm