Âm nhạc là lĩnh vực bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhiều nhất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trong số các sản phẩm văn hóa, sáng tạo bị xâm phạm thì âm nhạc chiếm 76,9%, điện ảnh là 71,6%, xuất bản 50,7%.
ảnh minh họa
ảnh minh họa

Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” nhằm công bố các kết quả nghiên cứu do các chuyên gia quốc gia và quốc tế của Dự án cùng tên (SIPE) thực hiện trong năm 2022 về tổng quan khuôn khổ pháp lý hiện hành và thực trạng việc bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam hiện nay vừa tổ chức.

ThS Hoàng Lan Phương, TS Lê Tùng Sơn đến từ Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra những con số cụ thể: Kết quả khảo sát về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam của nhóm nghiên cứu cho thấy, 14% chủ thể sáng tạo cho biết thường xuyên bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, 29% chủ thể sáng tạo đã từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, 57% chưa từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trong số các sản phẩm văn hóa, sáng tạo bị xâm phạm thì âm nhạc chiếm 76,9%, điện ảnh là 71,6%, xuất bản 50,7%. Các quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm gồm sao chép (64,9%), làm tác phẩm phái sinh (37,8%), quyền nhân thân (27%).

Đáng chú ý, về nguyên nhân dẫn đến vi phạm, chiếm 82,1% là do thói quen; 66,4% do nhận thức về pháp luật hạn chế; 64,9% do môi trường số và 61,9% do chế tài xử phạt còn nhiều bất cập.

Thực trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khiến các nghệ sĩ, người làm sáng tạo, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sáng tạo nản lòng.

Thực trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khiến các nghệ sĩ, người làm sáng tạo, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sáng tạo nản lòng.

Nêu rõ thực trạng vi phạm bản quyền diễn ra khá phổ biến, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, bối cảnh này đang khiến nhiều doanh nghiệp thiếu tự tin trong phát triển các mô hình doanh nghiệp hoặc khởi nghiệp sáng tạo. Bởi các nghệ sĩ, người làm sáng tạo, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sáng tạo bị giảm cơ hội thu được lợi ích và lợi nhuận từ việc sản xuất và phân phối các sản phẩm; phá hỏng các mô hình kinh doanh và gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đặc thù như ngành thiết kế, âm nhạc, mỹ thuật, thời trang, thủ công mỹ nghệ…,

Vi phạm bản quyền không nhìn nhận đúng được giá trị của sở hữu trí tuệ sáng tạo, là nguy cơ có thể dẫn tới sự thất bại của thị trường các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, nếu không sớm đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương.

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Cục Bản quyền tác giả tiếp tục nhấn mạnh các giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; thu hút và hỗ trợ đầu tư, phát triển thị trường; tăng cường chủ động từ các chủ thể quyền; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý xâm phạm; mở rộng giao lưu, hợp tác, hội nhập quốc tế.

Đọc thêm