Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nỗ lực chuyển đổi số, thu hút đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nỗ lực chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện và luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp là quan điểm hành động của Ban Quản lý Khu Kinh tế thành phố Hải Phòng trong suốt thời gian qua.
UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Tập đoàn LG tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp của LG.
UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Tập đoàn LG tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp của LG.

Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

Xác định việc nâng cao công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thời gian qua, Ban Quản lý KKT Hải Phòng đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cải cách hành chính, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ban Quản lý KKT cũng thường xuyên triển khai thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính tại Ban. Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đối với các vấn đề trong phạm vi, thẩm quyền quản lý cơ bản đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp đều được giải đáp kịp thời. Bên cạnh đó, Ban cũng tăng cường công tác kiểm tra kỷ luật kỷ cương, công vụ, thời gian làm việc, đặc biệt yêu cầu cán bộ công chức các phòng chuyên môn thường xuyên phối hợp với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thực hiện hiệu quả việc phục vụ tổ chức, doanh nghiệp.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác tham quan hệ sinh thái Tập đoàn LG.Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác tham quan hệ sinh thái Tập đoàn LG.

Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 3,5 tỷ USD với 62 dự án cấp mới, 37 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 175% kế hoạch giao, tăng 140% cùng kỳ năm 2022. Thu hút vốn đầu tư trong nước (DDI) đạt trên 1 tỷ USD (23.847 tỷ đồng) với 15 dự án cấp mới, 15 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 238,47% kế hoạch năm, tăng 192% lần so với cùng kỳ năm 2022 . Lũy kế đến 31/12/2023, trên địa bàn KCN, KKT có 520 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 26,5 tỷ USD; 217 dự án DI với tổng vốn đầu tư trên 328 nghìn tỷ đồng (tương đương 14,2 tỷ USD).

3 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 3 tháng đầu năm 2024, thu hút 17 dự án đầu tư FDI cấp mới, 8 dự án FDI điều chỉnh vốn; tổng vốn ước đạt 212 triệu USD, đạt 11% kế hoạch năm .

Ngoài ra, thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, Ban Quản lý KKT đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả Hệ thống văn phòng điện tử Hpnet trong việc nhận, gửi văn bản và Hệ thống Một cửa điện tử - Dịch vụ công trực tuyến thành phố trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính. Đồng thời, ban hành các văn bản, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về chuyển đổi số...

Nỗ lực không ngừng trong thu hút đầu tư

Song song với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động xúc tiến đầu tư luôn được Ban Quản lý KKT quan tâm trong suốt thời gian qua. Cụ thể, Ban đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, trong đó trực tiếp lãnh đạo đứng đầu thành phố tham gia làm trưởng đoàn để thực hiện các hoạt động quảng bá môi trường đầu tư của Hải Phòng tại các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,... Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư đã góp phần củng cố, mở ra mối quan hệ hợp tác sâu rộng giữa thành phố với các đối tác chiến lược trong bối cảnh mới; đã ký kết được nhiều biên bản ghi nhớ, cam kết đầu tư với các tập đoàn lớn.

Đặc biệt, cuối tháng 4/2024 vừa qua, Ban Quản lý KKT Hải Phòng đã tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc. Trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư với Hàn Quốc, đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các Dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến các nhà đầu tư với số tiền thu hút đầu tư đạt gần 400 triệu USD, cụ thể: Dự án sản xuất, gia công, lắp ráp, tấm bo mạch chủ (Main PCB), màn hình hiển thị PCB của Công ty TNHH Seyoung Việt Nam (cấp mới 35 triệu USD) tại Khu Công nghiệp Deep C; Công ty TNHH HKT Electronics Việt Nam Hải Phòng (tăng vốn 73,5 triệu USD) tại Khu công nghiệp Tràng Duệ; Công ty TNHH Kyungnam Chemical Viba (tăng vốn đầu tư lên 72 triệu USD) tại Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền; Công ty TNHH Youngjin E & C Vina (tăng vốn đầu tư 51 triệu USD) tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ; Công ty TNHH Hansung P.T.C Vina (tăng vốn đầu tư lên 60 triệu USD) tại Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền…

UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Tập đoàn LG tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp của LG.UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Tập đoàn LG tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp của LG.

Ông Lê Trung Kiên – Trưởng Ban Quản lý KKT Hải Phòng cho biết, năm 2023, nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại thành phố Hải Phòng dẫn đầu cả nước. Đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố không chỉ trong công tác chỉ đạo mà còn trực tiếp tham gia tích cực vào công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, đây cũng là kết quả nằm trong “kịch bản” mà Ban Quản lý KKT đã xây dựng ngay từ những ngày đầu năm 2023 để quyết tâm triển khai hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Bên cạnh việc chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, việc chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cũng được lãnh đạo thành phố quyết liệt chỉ đạo, trực tiếp chủ trì các cuộc họp rà soát, giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng; gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp để lắng nghe và giải quyết thấu đáo những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác tham quan hệ sinh thái Tập đoàn LG.Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác tham quan hệ sinh thái Tập đoàn LG.

“Các KCN, KKT của Hải Phòng ngày nay đã trở thành một cứ điểm quan trọng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Tập đoàn LG sản xuất các sản phẩm điện tử với tổng vốn đầu tư hơn 8 tỷ USD, Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư hơn 7,5 tỷ USD, Công ty Pegatron vốn tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD, Tập đoàn Bridgestone với tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD… Kết quả thu hút đầu tư đó chính là tiền đề quan trọng để xây dựng nền công nghiệp của thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế”, ông Kiên khẳng định.

Kết nối các doanh nghiệp cùng hợp tác và phát triển

“Luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp” là một trong những điểm mạnh được các doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao đối với Ban Quản lý KKT Hải Phòng. Theo Trưởng Ban Quản lý KKT Hải Phòng, để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, thời gian qua, Ban Quản lý KKT Hải Phòng với vai trò kết nối, dẫn dắt đã có nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể để các doanh nghiệp đến gần nhau hơn, cùng hợp tác và phát triển.

Các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp phụ trợ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tại Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng.

Các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp phụ trợ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tại Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng.

Năm 2023, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ban Quản lý KKT Hải Phòng tổ chức triển lãm và diễn đàn kết nối doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 200 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp phụ trợ trong nước, các trường đại học. Cũng chính tại chương trình, 7 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp phụ trợ của Hải Phòng và doanh nghiệp FDI đã được ký kết. Việc đưa nội địa hóa vào quy trình sản xuất là vấn đề được các doanh nghiệp trong các KCN của Hải Phòng rất quan tâm. Tuy nhiên, để “gặp được nhau”, các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về năng lực và nhu cầu của nhau, phải đáp ứng được các yêu cầu của nhau, nhất là về chất lượng, khả năng cung ứng.

Ngoài ra, Ban Quản lý KKT Hải Phòng thường xuyên phối hợp cùng Công an thành phố Hải Phòng tổ chức các hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng tham quan gian hàng công nghệ tại Triển lãm sản phẩm kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI.

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng tham quan gian hàng công nghệ tại Triển lãm sản phẩm kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI.

Trong thời gian tới, để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Ban Quản lý KKT sẽ tập trung thực hiện cải thiện Chỉ số “Gia nhập thị trường” góp phần cải thiện chỉ số PCI. Tiếp tục phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu hút từ 2 – 2,5 tỷ USD. Chủ động xúc tiến, đa dạng hóa các hoạt động thu hút đầu tư có chọn lọc theo định hướng phát triển ba trụ cột trong phát triển kinh tế đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố là: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại. Đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, xúc tiến đầu tư trực tuyến; thu hút các dự án lớn, công nghệ cao có vai trò dẫn dắt, đóng góp lớn cho thành phố, trong đó, thu hút vốn FDI theo bốn định hướng lớn là: chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao; phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, có tính liên kết theo chuỗi sản xuất, chuỗi hỗ trợ cung ứng…

Thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Ban Quản lý KKT cũng đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, biện pháp tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển, nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ, tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho doanh nghiệp FDI, tạo mối liên kết hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài..

Đọc thêm