Nhằm nâng cao số người tham gia, đồng thời khắc phục những vướng mắc khó khăn, hoàn thiện chính sách, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định về BH bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới để thay thế cho Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Nghị định 214/2013/NĐ-CP. Những thay đổi theo nội dung dự thảo được các đánh giá sẽ mang lại nhiều thuận lợi và giảm bớt các gánh nặng thủ tục, hồ sơ cho người dân khi tham gia loại hình BH này.
BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới là cần thiết để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia |
Mức trách nhiệm bảo hiểm tăng 50%
Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất tăng mức trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại về người lên đến 50%. Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến nâng mức trách nhiệm BH từ 100 triệu đồng hiện nay lên 150 triệu đồng cho mỗi trường hợp tử vong do xe cơ giới gây ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm BH, doanh nghiệp (DN) BH phải bồi thường cho người được BH số tiền mà người được BH đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người được BH chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của TAND, DN BH bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của TAND hoặc chưa đủ sáu tuổi).
Trong khi đó, về phí BH cơ bản sẽ giữ nguyên với mức khá thấp, chỉ có 66.000 đồng/1 năm đối với xe máy.
Đơn giản hóa hồ sơ bồi thường
Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định BH bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới còn quy định theo hướng tăng cường minh bạch và giảm nhẹ gánh nặng cho bên mua BH là chủ xe, lái xe.
Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thu thập hồ sơ cũng như làm việc với cơ quan Công an để đảm bảo việc chi trả bồi thường được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn |
Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả cho đối tượng được bồi thường BH, trong trường hợp các vụ TNGT không xảy ra tử vong thì DN BH được chủ động phối hợp với bên mua BH là chủ xe, lái xe và các bên liên quan thiết lập hồ sơ mà không phải thu thập tài liệu từ phía cơ quan có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường BH.
Trong trường hợp vụ tai nạn gây tử vong, hồ sơ bồi thường phải bổ sung bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền, chủ yếu là thu thập từ cơ quan công an. Theo đó, DN BH sẽ chịu trách nhiệm thu thập bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong
Dự thảo Nghị định cho phép DN BH được chủ động thiết kế Giấy chứng nhận bảo hiểm đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định tại Nghị định (trong đó có số đường dây nóng).
Đặc biệt, bên cạnh hình thức truyền thống là Giấy chứng nhận bảo hiểm được in trên giấy theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, DN được phép cấp Giấy chứng nhận BH điện tử, một bước tiến được đánh giá là đột phá để người dân có thể mua sản phẩm được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Đồng thời, mở rộng thời hạn BH theo hướng tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm đối với xe máy và tối thiểu là 1 năm và tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ôtô (hiện nay theo quy định, thời hạn bảo hiểm là 1 năm).
đối với bên thứ ba và hành khách. Bao gồm: a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ TNGT hoặc thông báo kết luận điều tra, giải quyết vụ TNGT (khi đã kết thúc điều tra).
Bên cạnh đó, DN BH cũng sẽ chịu trách nhiệm lập Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất trên cơ sở thống nhất giữa DN BH và bên mua BH, người được BH.
Như vậy với quy định này, gánh nặng chạy tìm thu thập hồ sơ đối với chủ xe đã giảm đi rất nhiều, các thủ tục liên quan đến cơ quan công an được DN BH hỗ trợ để thúc đẩy việc hoàn thành hồ sơ trong thời gian sớm nhất.
Được tạm ứng tiền bồi thường bảo hiểm
Liên quan tới bồi thường BH, dự thảo Nghị định quy định, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ vụ tai nạn, DN BH có trách nhiệm tạm ứng ngay cho người tham gia BH.
Đối với trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại thì tạm ứng 70% mức trách nhiệm BH đối với trường hợp tử vong, 50% mức bồi thường BH đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu; đối với vụ tai nạn chưa xác định được thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường thì tạm ứng mức tương ứng là 30% và 10%.
Cụ thể, với trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại thì tạm ứng 70% mức bồi thường BH theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 50% mức bồi thường BH theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Trong trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại thì tạm ứng 30% mức trách nhiệm BH theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm BH theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Bên cạnh đó, BH TNDS của chủ xe cơ giới có mức phí 66.000 đồng/xe được xem là mức phí rất mềm hiện nay và áp dụng cho những khách hàng lái xe an toàn. Liên quan đến đánh giá rủi ro, Dự thảo Nghị định quy định căn cứ vào lịch sử TNGT và năng lực chấp hành rủi ro, DN BH được chủ động xem xét tăng phí BH, mức tăng tối đa là 15% tính trên phí BH do Bộ Tài chính quy định.
Quy định này nhằm thực hiện lộ trình tính phí BH theo rủi ro cụ thể của từng xe cơ giới, phát huy vai trò công cụ kinh tế của BH trong đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Thông lệ này cũng đã được các DN áp dụng với các sản phẩm BH ô tô - xe máy tự nguyện (BH thiệt hại vật chất xe cơ giới và BH tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe) tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Dự kiến trong tháng 3/2021 nghị định về BH bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được sửa đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Một điểm mới nữa là công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra cũng được quy định rõ tại dự thảo Nghị định. Theo đó, định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra các DN BH trong đó có nội dung về BH bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ chấn chỉnh, xử lý vi phạm kịp thời (nếu có), đồng thời ghi nhận các kiến nghị, phản ánh để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách.