Đây là mô hình triển khai về tận người dân nên việc gửi tiền tiết kiệm rất thuận lợi trong việc đi lại đối với những xã nằm cách xa Trung tâm.
Đặc biệt TGTK của thành viên trong tổ được thực hiện theo quy ước hoạt động của tổ (TK&VV) nhằm giúp đỡ nhau, hình thành thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hóa, hoạt động tín dụng và tài chính.
Tính đến hết tháng 11/2018, NHCSXH thị xã Ba Đồn đã huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV là 13.662/13.008 triệu đồng, đạt 105,0% (kế hoạch 1.700 triệu đồng), tăng 189 triệu đồng so với tháng trước. Lũy kế 11 tháng thực hiện được theo kế hoạch 2.354/1.700 triệu đồng, đạt 138,5%; huy động qua dân cư là: 28.666/25.157 triệu đồng, đạt 113,9% (kế hoạch 6.500 triệu đồng), tăng 518 triệu đồng so với đầu tháng. Lũy kế 11 tháng thực hiện được theo kế hoạch 10.009/6.500 triệu đồng, đạt 153,9%. Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã: 4.393 triệu đồng, giảm 124 triệu đồng so với đầu tháng, tăng so với đầu năm 1.527 triệu đồng.
Trong những ngày còn lại của năm 2018, NHCSXH thị xã Ba Đồn tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác huy động TGTK, đây là một trong những nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị để phấn đấu thực hiện là đạt và vượt kế hoạch trên 150% kế hoạch tăng trưởng.
|
Một điểm giao dịch tại xã |
Với mô hình hoạt động riêng của NHCSXH là hệ thống điểm giao dịch tại xã, mọi hoạt động của NHCSXH thị xã Ba Đồn đều diễn ra tại điểm giao dịch các xã, phường, đáp ứng được công việc của một “Ngân hàng di động”, đem lại sự tiện lợi cho nhân dân trong hoạt động giao dịch với ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân thực hiện tiết kiệm và hình thành ý thức tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ như vài chục ngàn đồng trở lên mà không cần mất thời gian đi lại nhiều.
Ông Nguyễn Tiến Hùng, Giám đốc Phòng giao dịch cho biết: Hiện nay 100% hộ vay vốn NHCSXH trên địa bàn thị xã Ba Đồn đã tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn. Việc tiết kiệm này không chỉ giúp các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng giảm bớt áp lực khi đến hạn hoàn trả vốn vay mà còn bổ sung nguồn vốn để ngày càng nhiều người nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, chương trình giảm nghèo, GQVL và an sinh xã hội, đồng thời chung tay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.