Bệnh viện Tây Đô bị chiếm đóng, chính quyền bó tay?

Cuộc chiến tại Bệnh viện Tây Đô (Cần Thơ) đã chuyển sang sắc màu vũ lực, bất chấp luật pháp của một nhóm người vì quyền lợi cá nhân. Một phần nguyên nhân xuất phát từ sự thờ ơ của chính quyền sở tại, khiến không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng mất lòng tin vào pháp luật.

Cuộc chiến tại Bệnh viện Tây Đô (Cần Thơ) đã chuyển sang sắc màu vũ lực, bất chấp luật pháp của một nhóm người vì quyền lợi cá nhân. Một phần nguyên nhân xuất phát từ sự thờ ơ của chính quyền sở tại, khiến không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng mất lòng tin vào pháp luật.

Lực lượng xung kích hỗ trợ chiếm Bệnh viên

Lúc 3h ngày 27/9/2010, ông Cao Trường Thọ và bà Cao Thị Hồng Huệ (hai cá nhân góp vốn không phải thành viên sáng lập) chuẩn bị lực lượng gồm Thanh niên Xung kích quận Ninh Kiều và nhân viên bảo vệ của Cty vệ sỹ Bảo Liêm. Đến 5 giờ, lực lượng gần 100 người này dưới sự chỉ đạo của ông Thọ xông vào Bệnh viện (BV) dùng xích khóa cổng chính lại; dồn nhân viên bảo vệ của BV vào một góc và ra lệnh chuyển giao các vị trí bảo vệ cho lực lượng của ông Thọ. Nhân viên bảo vệ Nguyễn Phước Huẩn tỏ ý không tuân thủ, lập tức bị lực lượng này đánh hội đồng phải đưa vào phòng cấp cứu.

1

Bằng thông báo này, ông Thọ chiếm và điều hành Bệnh viện

Sau khi làm chủ tình hình, một thông báo được dán với nội dung: Cấm ông Bình, ông Thái, bà Oanh, bà Kiều (những người đại diện theo pháp luật của BV) vào BV Tây Đô. Đến 7h30’, Ban Giám đốc BV gọi điện cầu cứu Công an phường thì cổng chính được tháo xích nhưng mọi người ra vào phải được sự cho phép của lực lượng xung kích. Công an phường lập biên bản nhưng ông Thọ đuổi ra ngoài, khiến họ phải ngồi quán cà phê bên ngoài BV để…lập biên bản?!

Sau khi chiếm được BV, các ổ khóa ở khu hành chính và phòng làm việc của Ban Giám đốc bị thay thế bằng hệ thống ổ khóa mới. Ông Thọ triệu tập họp cán bộ công nhiên viên toàn BV và tuyên bố: Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Minh Hoàng; bà Cao Thị Hồng Hạnh phụ trách tài chính; kế toán trưởng là ông Nguyễn Công Thuận. Sau đó, ông Thọ chỉ đạo chuyển tất cả bệnh nhân nặng đang điều trị đi các BV khác.

Trong buổi sáng 27/9/2010, BV chỉ còn khoa Ngoại nhận bệnh nhân. Cũng trong buổi sáng, Bà Hạnh dẫn ông Thuận vào Phòng Kế toán để quản lý sổ sách và trực tiếp thu tiền viện phí. Do nhân viên BV không hợp tác với nhóm ông Thọ và bà Hạnh nên công việc bị ứ đọng, bệnh nhân có BHYT không được khám, bệnh nhân mới đến đóng viện phí không ai thu, đành bỏ về; bệnh nhân đang điều trị cần thuốc uống thì không có bác sỹ nào cấp, phát…

Trong khi đó, Ban Giám đốc BV đang "chạy loạn" chọn một quán cà phê làm “bản doanh” để điều khiển BV, tránh xảy ra sự cố "đối đầu bằng vũ lực"!

Chính quyền ở đâu?

Theo đơn cầu cứu của Kế toán trưởng, lúc 7h ngày 27/9/2010, nhân viên phòng kế toán đến làm việc thì cửa phòng bị khóa bên ngoài, không thể vào được. Lúc 10 - 11h cùng ngày, một người tự xưng là Đặng Quang Minh đến gặp Tổ trưởng quầy thu ngân là chị Phạm Thị Mỹ Hạnh đưa tờ thông báo có đóng dấu vuông do ông Nguyễn Minh Hoàng ký tên và yêu cầu thu ngân phải nộp tiền thu viện phí cho ông Nguyễn Công Thuận.

Điều đáng nói là, ông Thuận và ông Minh không phải là nhân viên công ty. Thế nhưng, hai ông này đã gây ra sự việc trên, làm ảnh hưởng đến công tác của bộ phận kế toán BV.

Trước sự việc trên, Ban Giám đốc BV gọi điện đên chính quyền và lực lượng 113, nhưng được trả lời là “chừng nào có xô xát mới đến”; còn Công an phường tuy đến nhưng lại ngồi ở quán cà phê để lập biên bản...

Bởi vậy, đến cuối ngày 27/9/2010, BV vẫn bị chiếm đóng. Chúng tôi sẽ thông tin tiếp đến bạn đọc các diễn biến tiếp theo./.

Ngọc Long

Đọc thêm