Bị “ỉm” chính sách giao ruộng đất lâu dài, nông dân xã Phượng Cách bức xúc !

Theo phản ánh của hàng chục hộ dân tại xã Phượng Cách, Quốc Oai, Hà Nội,  UBND xã Phượng Cách đã không thực hiện Quyết định “Ban hành bản quy định về giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất đến các hộ nông dân” khiến cho người dân phải chịu thiệt hòi hàng chục năm nay

Theo phản ánh của hàng chục hộ dân tại xã Phượng Cách, Quốc Oai, Hà Nội,  UBND xã Phượng Cách đã không thực hiện Quyết định “Ban hành bản quy định về giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất đến các hộ nông dân” khiến cho người dân phải chịu thiệt thòi hàng chục năm nay

Chính sách có lợi cho dân…

Năm 1992 ,Trung ương thấy được tỉnh Hà Tây (cũ) là nơi mà người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên đây chính là nơi đầu tiên được chọn làm thí điểm việc giao đất canh tác ổn định, lâu dài cho người dân.

Để thực hiện chủ trương của Chính phủ ban hành, ngày 3/8/1992, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây đã ra Quyết định số 250-QĐ/UB  về việc “Ban hành bản quy định về giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất đến các hộ nông dân” (Quyết định 250) và căn cứ vào Quyết định này thì thời hạn giao ruộng là 8 năm, các xã được để lại 10% trên tổng diện tích đất canh tác toàn xã để làm quỹ đất công ích.

Ngay sau đó, UBND huyện Quốc Oai cũng đã ra Quyết định số 278-QĐ/UB “Quy định về việc giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân”. Theo đó, các đối tượng được giao là lao động, nhân khẩu thuộc các hộ xem xét của HTXNN có mặt tại địa phương đến thời điểm 15/10/1992 và còn nhiều đối tượng khác.

Để phù hợp với những quy định mà Chính phủ ban hành Nghị định 64-CP (Ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp), UBND tỉnh Hà Tây cũng đã ký Quyết định 366-QĐ/UB (5/9/1994) “Sửa đổi và bổ sung một số điểm trong Bản quy định của Quyết định 250.

Vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đang nóng bỏng ở Phượng Cách, trong ảnh là Một thôn mới không có tên trong quản lý hành chính của xã mọc lên trên cánh đồng ngô
Vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đang nóng bỏng ở Phượng Cách, trong ảnh là một thôn mới không có tên trong quản lý hành chính của xã mọc lên trên cánh đồng ngô

Cũng theo Quyết định này thời gian được giao đất cũng được sửa thành 20 năm (từ 15/10/1993 – 15/10/2013) và quỹ đất công ích của các xã cũng được sửa lại từ 10% xuống còn 5%. Phần quỹ đất công ích dư ra được Quyết định 366 yêu cầu:

Chia bổ sung cho số nhân khẩu tăng thêm hợp lý đến 15/10/1993; Dành đất quy hoạch cho các công trình phục vụ sản xuất và phúc lợi công cộng như giao thông, thủy lợi và những công trình công cộng cần thiết.

Ngoài ra diện tích còn lại cũng có thể chia thêm cho các nhân khẩu đã chia trước đây.

Xã thờ ơ hay không biết?

Quyết định 366 của UBND tỉnh Hà Tây đã được triển khai đến tận từng xã để thực hiện. Vì đây là một quyết định quan trọng liên quan đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân trên toàn tỉnh. Nhưng không hiểu sao UBND xã Phượng Cách lại không thực hiện quyết định này, cũng không phổ biến quyết định trên cho dân biết.

Mãi đến đầu tháng 7/2013, những hộ dân của xã Phượng Cách mới phát hiện được tờ Quyết định trên. Ngay sau đó, hàng chục nhân khẩu trong xã đã có đơn gửi UBND xã Phượng Cách, UBND huyện Quốc Oai xin được giao đất canh tác bổ sung theo quyết định 366 của tỉnh Hà Tây và giải quyết những thiệt thòi mà những nhân khẩu phải chịu gần 20 năm qua.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đắc Hải, Chủ tịch UBND xã Phượng Cách cho biết: “Năm 1994, ông chưa làm lãnh đạo xã nên không biết có Quyết định số 366 nói trên. Nhưng từ 15/10/1992 đến nay, trừ một số diện tích đất nông nghiệp được giao cho một số bệnh binh II của xã theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và UBND huyện Quốc Oai, thì chưa có một nhân khẩu nào trong xã được giao thêm đất nông nghiệp (nghĩa là Quyết định 366 của UBND tỉnh chưa thực hiện - pv).

Do không có thẩm quyền giao đất nên trước đề nghị của bà con, UBND xã sẽ lập tờ trình, kèm theo đơn của người dân trình UBND huyện xem xét, quyết định. Nếu UBND huyện ra quyết định giao đất cho những nhân khẩu trên theo quy định tại Quyết định 366 của UBND tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội) thì xã sẽ tiến hành giao ngay.

Những “phát ngôn” của lãnh đạo xã có đúng sự thực hay không, vì sao quyết định 366 chưa được thực hiện ở Phượng Cách, liệu có điều gì uẩn khúc?

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin

Quốc Huy

Đọc thêm