Bí mật trong kho vũ khí hạt nhân của cường quốc hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỹ lần đầu tiên tiết lộ số lượng đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí của mình kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump quyết định giữ bí mật về số liệu này.
Dự trữ hạt nhân của Mỹ đạt đỉnh vào năm 1967, ở đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh với Nga.
Dự trữ hạt nhân của Mỹ đạt đỉnh vào năm 1967, ở đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh với Nga.

Theo đó, số lượng đầu đạt hạt nhân - cả hoạt động và không hoạt động - trong kho dự trữ của quân đội Hoa Kỳ đứng ở mức 3.750 đầu đạn tính đến ngày 30/9/2020, theo dữ liệu vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, giảm 55 đầu đạn so với một năm trước đó và giảm 72 đầu đạn so với cùng ngày năm 2017.

Con số đầu đạn hạt nhân này cũng là mức thấp nhất kể từ khi kho dự trữ hạt nhân của Mỹ đạt đến đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh với Nga vào năm 1967, khi tổng số là 31.255 đầu đạn. Đến năm 2003, kho dự trữ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ ở mức hơn 10.000 đầu đạn.

"Việc tăng cường tính minh bạch của kho dự trữ hạt nhân của các quốc gia là quan trọng đối với các nỗ lực không phổ biến và giải trừ quân bị", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Chính quyền Tổng thống Trump đã giữ bí mật các số liệu cập nhật sau năm 2018 và cũng đã từ chối yêu cầu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ về việc giải mật chúng.

Vào tháng Hai năm nay, Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị rằng: "Tổng thống Biden đã nói rõ: Hoa Kỳ có mệnh lệnh an ninh quốc gia và trách nhiệm đạo đức để giảm thiểu và cuối cùng loại bỏ mối đe dọa do vũ khí hủy diệt hàng loạt gây ra".

Các số liệu được công bố sau nỗ lực của Văn phòng Tổng thống Joe Biden để khởi động lại đối thoại kiểm soát vũ khí với Nga sau khi bị đình trệ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Đồng thời, tiến hành một thế trận vũ khí hạt nhân và xem xét lại chính sách dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào đầu năm 2022.

Cựu Tổng thống Trump, người đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, cũng để lại một hiệp ước quan trọng khác, Hiệp ước New Start (Khởi đầu Mới) vào năm ngoái.

New Start giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân mà Washington và Moscow nắm giữ, và việc để nó hết hạn có thể dẫn đến sự đảo ngược việc cắt giảm đầu đạn của cả hai bên.

Ngay khi nhậm chức, ngày 20/1/2021, Tổng thống Biden đã đề xuất gia hạn 5 năm cho New Start và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhanh chóng đồng ý trước khi nó hết hạn vào ngày 5/2 năm nay. Thỏa thuận giới hạn 1.550 đầu đạn hạt nhân mà Moscow và Washington có thể triển khai.

Ông Trump cho biết ông muốn có một thỏa thuận mới, bao gồm Trung Quốc, quốc gia chỉ có một phần nhỏ số đầu đạn mà Hoa Kỳ và Nga có.

Tuần trước, các nhà ngoại giao Nga và Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán sau những cánh cửa đóng kín tại Geneva để bắt đầu thảo luận về kế hoạch của New Start và cũng như các biện pháp kiểm soát vũ khí thông thường.

Một quan chức Mỹ gọi cuộc đàm phán là "hiệu quả", nhưng cả hai bên đều nói rằng việc tổ chức các cuộc đàm phán chỉ là tích cực.

Theo một cuộc kiểm đếm tháng 1/2021 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, bao gồm các đầu đạn đã không còn hoạt động được (không được tính vào số lượng của Bộ Ngoại giao) thì Hoa Kỳ có 5.550 đầu đạn, so với 6.255 ở Nga, 350 ở Trung Quốc, 225 ở Anh, và 290 ở Pháp.

Theo Viện nghiên cứu này, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có khoảng 460 đầu đạn hạt nhân.

Đọc thêm