Bịt kín “lỗ hổng”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian vừa qua, xảy ra nhiều vụ án liên quan đến đấu thầu vật tư, thiết bị y tế. Đau buồn là nhiều trí thức, bác sỹ có “bàn tay vàng” trong mổ xẻ, trị bệnh cứu người cũng bị kỷ luật, dính vào lao lý. Câu chuyện được nêu lên tại kỳ 2 của Kỳ họp thứ 2 QH15 đang diễn ra tại Hà Nội.
 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định trên diễn đàn Quốc hội, các vụ án trong mua sắm trang thiết bị y tế không phải do lỗi cơ chế mà có yếu tố tư lợi, tham ô, trục lợi.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định trên diễn đàn Quốc hội, các vụ án trong mua sắm trang thiết bị y tế không phải do lỗi cơ chế mà có yếu tố tư lợi, tham ô, trục lợi.

Có nhiều nguyên nhân, nhưng dưới góc độ quản lý nhà nước, rõ ràng còn rất nhiều “lỗ hổng” trong luật pháp, các quy định liên quan.

Luật Quản lý giá 2012 xác định giao cơ quan quản lý giá đối với giá chuyên ngành về cho ngành quản lý. Ví dụ, giá đất giao cho Bộ TN&MT; giá điện, xăng dầu giao về Bộ Công Thương; giá thiết bị y tế do Bộ Y tế chịu trách nhiệm. Từ quy định đó, Nghị định của Chính phủ đã xác định trách nhiệm quản lý giá thiết bị y tế thuộc về Bộ Y tế. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 14 năm 2020.

Trong lĩnh vực đất đai, cơ quan điều tra cũng vừa khởi tố bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Vimedimex về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Với vật tư y tế, gần đây Bộ Tài chính tham gia cùng với Bộ Y tế góp ý để đề nghị Chính phủ bịt chặt “lỗ hổng” này. Liên Bộ Tài chính-Y tế đã thảo luận để xây dựng Nghị định 98 ngày 8/11/2021. Nghị định này quy định phải kê khai giá. Khi đã kê khai giá, nếu bán giá sai so với quy định sẽ bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép, thậm chí bị xử lý hình sự. Trong kê khai giá, phải có yêu cầu nếu thiết bị y tế nhập khẩu thì nêu rõ giá nhập. Thiết bị sản xuất trong nước cũng phải được công khai các chi phí hợp lý.

Phải nói rằng, tình hình tội phạm kinh tế, trong đó có nhóm tội danh tham nhũng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm về kinh tế có xu hướng tăng cả về phạm vi hoạt động, cơ cấu, thành phần tội phạm và tính chất nguy hiểm, có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ bản, thuế, tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, xuất, nhập khẩu, hợp tác đầu tư, quản lý và sử dụng đất đai, tội phạm có tổ chức và có tính quốc tế và tội phạm tham nhũng... Phương thức, thủ đoạn phạm tội và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, như sử dụng công nghệ cao, lợi dụng những sơ hở và sự chưa đồng bộ của pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, việc phát hiện, điều tra, chứng minh tội phạm gặp không ít khó khăn.

Tất nhiên, “lổ hổng” về luật pháp là khách quan. Chính Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định trên diễn đàn Quốc hội, các vụ án trong mua sắm trang thiết bị y tế không phải do lỗi cơ chế mà có yếu tố tư lợi, tham ô, trục lợi. Dù các đối tượng cố ý, tuy nhiên, bịt kín “lổ hổng” luật pháp có ý nghĩa phòng tội phạm.

Đọc thêm