Bùng phát Ebola ở Congo: Lạc quan ứng phó đại dịch

(PLO) - Một đợt bùng phát dịch Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo đang diễn ra ác liệt. Đặc biệt là phía tây bắc của đất nước, số lượng người mắc dịch bệnh tăng lên trong tháng vừa qua, khiến chính quyền phải tuyên bố “dịch Ebola đã tái bùng nổ”, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. 
Ebola bùng phát ở Congo.
Ebola bùng phát ở Congo.

Bùng phát lần thứ 9 ở Congo

Theo TIME, trường hợp tử vong mới nhất do virus Ebola xảy ra tại Iboko, vùng nông thôn phía Tây bắc tỉnh Equateur. Như vậy, trong đợt bùng phát tháng 5, số bệnh nhân nhiễm virus tại Congo đã lên tới 35 người. Đây là lần thứ chín Ebola tấn công quốc gia Trung Phi này kể từ năm 1976.

Theo CNN, mặc dù vẫn còn sớm để có thể xác nhận về mức độ lây lan của đợt bùng phát này, nhưng theo các chuyên gia, thế giới dường như đã chuẩn bị tốt hơn cho những đợt bùng phát tiếp theo. Hàng loạt trường học ở Iboko đã tạm đóng cửa. Chia sẻ trên đài phát thanh địa phương, nhiều người dân cho biết không dám ra ngoài tiếp xúc với hàng xóm.

Và để kiểm soát Ebola, giới chức Congo triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ cao nhiễm virus như y bác sĩ và gia đình bệnh nhân. Tính đến ngày 28/5, hơn 360 người đã được tiêm vắc-xin Ebola.

Mỗi đợt bùng nổ là một bài học kinh nghiệm 

Đây là đợt bùng phát lần thứ 9 kể từ khi phát hiện virus ở Congo. Vì vậy, họ có rất nhiều kinh nghiệm về cách xử lý bùng phát dịch Ebola. Nhiều chuyên gia, bao gồm Tiến sĩ Susan Kline, phó giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Đại học Minnesota, hy vọng rằng những bài học về dịch Ebola giai đoạn 2014-2016. 

“Trong đợt bùng phát cuối cùng trước đó, phản ứng của địa phương, quốc gia và quốc tế đối với đại dịch không được nhanh và hiệu quả khiến việc dịch bệnh lây lan ở mức độ rộng. Nhưng giờ đây, mọi người cũng đã có được những bài học kinh nghiệm, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, đồng thời việc ngăn chặn và cô lập dịch bệnh dịch cũng tiến hành nhanh chóng và kịp thời hơn”, Tiến sĩ Susan Kline nói. 

Thuốc Ebola bao gồm ZMapp, favipiravir và GS-5734 đã được Bộ Y tế Congo dự trữ nhằm giúp bệnh nhân điều trị nếu dịch bệnh bùng phát trở lại. Điển hình, một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên Tạp chí các bệnh truyền nhiễm đã báo cáo, một trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút Ebola từ mẹ đã được điều trị bằng cả ZMapp và GS-5734 và sống sót. 

Gần đây, Trung tâm nghiên cứu vắc-xin của Viện Y tế Quốc gia Congo còn phát triển một loại vắc-xin mới: mAb114, đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các cơ quan y tế tại Cộng hòa Dân chủ Congo và phối hợp với WHO để xác định xem loại thuốc này có khả thi hay không. Nếu thành công, loại thuốc này sẽ kiềm chế rất tốt sự bùng phát của bệnh dịch. 

WHO đã tiến bộ trong việc phản ứng đại dịch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi giai đoạn 2014-2016 diễn ra trên diện rộng và phức tạp nhất kể từ khi virus được phát hiện vào năm 1976. Nó bắt đầu bùng phát ở Guinea và lan sang Sierra Leone và Liberia. Trong đợt bùng phát đó, tổng số 28.616 ca nhiễm virus Ebola và 11.310 ca tử vong, ngoài ra có thêm 36 trường hợp và 15 ca tử vong khác ở các nước, ngoài 3 nước trên. 

Đã có rất nhiều lời chỉ trích về việc WHO phản ứng quá chậm trước đại dịch khủng khiếp này, nhưng thời gian gần đây đã tiến bộ. Cụ thể, Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng. “Hiện tại chúng tôi đã có kinh nghiệm trong việc phòng và kiểm soát bệnh dịch, các loại vắc-xin đã được tiêm thử nghiệm ở Guinea, Sierra Leone và Liberia, đạt hiệu quả rất tốt và rất an toàn. Các bệnh viện cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng kể cả về mặt tâm lý lẫn trang thiết bị, thuốc để cứu giúp người bệnh”, bà Ghebreyesus nói. 

Và lần này, WHO thừa nhận đợt bùng phát virus Ebola tại một thành phố lớn ở Congo rất đáng lo ngại, song nhìn chung tình hình vẫn khả quan hơn so với thời điểm bùng phát đợt dịch ở khu vực Tây Phi cách đây 4 năm.  “Đã phát hiện nhiều ca nhiễm virus Ebola tại khu vực đô thị, nhưng chúng ta hiện được chuẩn bị tốt để ứng phó với dịch bệnh này hơn là năm 2014”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom khẳng định. 

WHO cho biết thêm rằng, đợt dịch Ebola mới nhất ở Congo không bị coi là “tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng gây lo ngại cho quốc tế” do chính phủ nước này đã phản ứng “nhanh và toàn diện” nhằm ngăn chặn sự lây lan. 

Mới đây, bộ trên kết hợp với Who đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắcxin Ebola trên quy mô lớn nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại virus nguy hiểm chết người này. Khoảng 600 người sẽ là đối tượng tiêm chủng lần này, trong đó có cả các nhân viên y tế, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm virus Ebola. Đến nay, 5.400 người tại CHDC Congo đã được tiêm phòng loại vắcxin trên.

Đọc thêm