Điều đáng nói là 21 tác phẩm này đều được tác giả sáng tác và xuất bản trong thời kỳ rất khó khăn, bị ảnh hưởng và tác động của dịch bệnh Covid-19. Điều đó chứng tỏ, khả năng sáng tạo và tình cảm của văn nghệ sĩ Cần Thơ vẫn luôn bùng cháy mặc dù trong thời kỳ khó khăn nhất, vừa “chống dịch vừa sáng tác”.
21 đầu sách với nhiều thể loại và nhiều đề tài khác nhau nhưng phần lớn nói về ĐBSCL. Trong đó, thể loại văn xuôi chiếm ưu thế với 13 đầu sách gồm: 5 truyện ngắn, 2 tiểu thuyết, 2 ký và 2 thể loại khác…
Qua các tác phẩm, các tác giả đã thể hiện trọn vẹn tình cảm của mình với vùng đất, con người ĐBSCL và những sự kiện làm rung động những trái tim nhạy cảm, luôn thổn thức yêu thương. Điển hình như tập thơ “Về miền sông Hậu” của nhà thơ Đặng Tuyết là tác phẩm đánh dấu 30 năm sinh sống ở Cần Thơ và nhà thơ đã xem Cần Thơ như quê hương thứ 2 của mình.
Quang cảnh buổi ra mắt sách |
Các tác giả và những "đứa con tinh thần" vừa được ra mắt |
Những tác phẩm mới ra mắt |
Nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà văn TP Cần Thơ đánh giá, 9 tháng với 21 đầu sách không biết đó có phải là kỷ lục trong các Hội Văn học nghệ thuật địa phương hay không nhưng đặc biệt hoạt động này lại rầm rộ nhất trong hai đợt dịch bệnh và giãn cách xã hội vừa qua.
“Với tôi nó minh chứng cho một điều, văn chương có một chỗ đứng riêng biệt, một vị trí vượt lên trên những biến động xã hội. Chỗ đứng ấy ở ngay trong lòng mỗi người cầm viết, hòa mình với tình tự chung để vận động trở thành sức mạnh văn hóa, nuôi dưỡng truyền thống Việt Nam trước mọi biến cố lớn nhỏ”, nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.
Theo Nhà nghiên cứu, soạn giả Nhâm Hùng, các tác phẩm thơ, văn xuôi đều là tư liệu quý cho biên khảo. Người làm biên khảo rất cần những tư liệu, thông tin được đề cập đến trong các câu văn, câu thơ mà văn nghệ sĩ đã viết.
Tác giả tặng sách cho bạn hữu văn chương. |
Các tác phẩm mới ra mắt được văn nghệ sĩ đánh giá cao. |
Những bài mà các tác giả viết cách đây 20 năm, có thể giúp người làm biên khảo thấy được và hiệu rõ hơn về đời sống, văn hóa, xã hội của 20 năm trước. “Có lần tôi viết về khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang nhưng không có bất kỳ tư liệu nào nói đến vấn đề này. May mắn tôi lại tiếp cận được truyện ngắn “Cô gái Cầu Đúc” của nhà văn, soạn giả Vĩnh Điền nói về khóm Cầu Đúc”, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng chia sẻ.
Nhà nghiên cứu, soạn giả Nhâm Hùng khẳng định vai trò quan trọng của sáng tác văn chương |
Danh sách 21 đầu sách được ra mắt:
1. Tác phẩm “Người lính hát trọn khúc quân hành” của Thiếu tướng Trần Văn Niên do nhà văn Vũ Thống Nhất chấp bút
2. Tập bút ký “Huyền thoại giữa đời thường” - Nhà văn Trần Thanh Chương
3. Tiểu thuyết “Mẹ Việt Nam ơi!” - Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Ngọc
4. Tập thơ “Ngược bến sông mơ” - Nhà thơ Phan Huy
5. Tập thơ “Những vần thơ góp nhặt” – Nhà thơ Trần Thi
6. Tập văn xuôi “Nơi tình yêu bắt đầu” – Nhà văn Nguyễn Quốc Nam
7. Tập tiểu luận, phê bình “Cảm nhận về vẻ đẹp văn hóa, văn nghệ dân gian” – Nhà phê bình văn học Lê Xuân
8. Tác phẩm “Từ niềm tin đến niềm vui” – Nhà thơ Đặng Phúc Minh
9. Tác phẩm “Mẹ nguồn yêu thương vô bờ” – Nhà thơ Đặng Phúc Minh
10. Tập thơ “Con số chẵn lẻ” – Nhà văn Nhật Hồng
11. Tập tiểu thuyết “Chuyện thế gian” – Nhà văn Nhật Hồng
12. Tập truyện ngắn “Yêu chỉ một lần” – nhà văn Nguyễn Thanh
13. Tập thơ “Về miền sông Hậu” – Nhà thơ Đặng Tuyết
14. Tập thơ “Thăng hoa” – Nhà thơ Huệ Thi
15. Tập truyện ngắn “Đời sông như đời người trên sông” – Nhà văn Hoàng Khánh Duy
16. Tập truyện ngắn “Bộ móng tay màu đỏ” – Nhà văn Phát Dương
17. Tập truyện ngắn “Mở mắt mà mơ” – Nhà văn Phát Dương
18. Tập truyện ngắn “Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà” - Nhà thơ Nguyễn An Bình
19. Tập thơ Đường ngẫu dịch “Đêm trăng đọc thơ Đường” - Nhà thơ Nguyễn An Bình
20. Tập thơ “Đêm sa nghiêng” – Nhà thơ Mạc Tố Hồng
21. Tập thơ “Thơ trên tường facebook” – Nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên