Cao Văn Lầu trong lòng người Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bất kỳ người dân Bạc Liêu nào khi được hỏi về các địa điểm quen thuộc, gắn liền với Bạc Liêu từ nhiều năm qua như: Nhà công tử Bạc Liêu, Chùa Xiêm Cán, Vườn nhãn cổ, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Mẹ Nam Hải (Quán Âm phật đài), Quảng trường Hùng Vương, Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Nhà hát Cao Văn Lầu (Nhà hát ba nón lá),…trong đó, Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đối với người Bạc Liêu là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, gắn liền với sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu
Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người Phụ nữ Nam Bộ.

Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người Phụ nữ Nam Bộ.

Tọa lạc tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP. Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người Phụ nữ Nam Bộ. Chiếc nón lá là biểu tượng của văn hóa phương Nam. Ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ cảnh có diện tích 1.800 m2, giữa hồ là lối đi cho khách tham quan uốn cong theo suốt chiều dài hồ. Phần diện tích hồ phía ngoài lối đi dùng để trồng sen, súng. Phần hồ nước bên trong in hình ảnh của mái 3 nón lá lung linh trên sóng nước.

Nhà hát ra đời để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với nhạc sĩ Cao Văn Lầu và ông sẽ tiếp thêm lửa nghệ thuật cho những thế hệ con cháu về sau.

Vùng đất của những nghệ sĩ tài danh

Được biết, tại nhiều tỉnh thành, cải lương Nam bộ đang trầy trật để “sống”, thì Nhà hát Cao Văn Lầu vẫn định kỳ sáng đèn mỗi tuần, suốt từ năm 2018 đến nay.

Như thường lệ, đúng 7 giờ tối Thứ bảy, các nghệ sỹ tỉ mỉ chăm chút từng nét vẽ hóa trang, trau chuốt từng chi tiết trang phục sao cho hoàn hảo nhất. Cảnh trí không hoành tráng nhưng cũng đủ sáng đẹp cho ra một sân khấu chuyên nghiệp. Phục trang cũng rực rỡ, uy nghi, khiến sân khấu lung linh, tạo lực hút qua nhiều vở cải lương kinh điển nổi tiếng một thời: Đêm lạnh chùa hoang, Bên cầu dệt lụa, Đường gươm Nguyên Bá, Đời Cô Lựu, Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Thái Hậu Dương Vân Nga, Tiếng Trống Mê Linh, Nàng Xê Đa, Bóng hồng sa mạc… do nghệ sỹ của Đoàn cải lương Cao Văn Lầu biểu diễn, với sự góp mặt của NSƯT Giang Tuấn, NSƯT Ngọc Đợi, NSƯT Mỹ Hạnh, Nghệ sỹ Anh Chàng - Huy chương Vàng Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốcnăm 2018, Huy chương Bạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốcnăm 2022; Nghệ sỹ Vĩnh Sơn - Huy chương Bạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2018, Huy chương Bạc giải Trần Hữu Trang năm 2020 - 2022, Huy chương Vàng – Huy chương Bạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2022....cùng nhiều nghệ sĩ từng đoạt Huy chương Bạc, Huy chương Đồng, quán quân trong các Hội thi, Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốc, giải Trần Hữu Trang, tài năng trẻ Trần Hữu Trang, đã được công chúng địa phương và du khách đón nhận rất nồng nhiệt.

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu.

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu.

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu cho biết: “Để phát huy hết công năng của Nhà hát với mong muốn sân khấu nơi đây luôn sáng đèn, nhiều kế hoạch đã được vạch ra trong thời gian tới. Đồng thời, chúng tôi sẽ tạo các tiểu cảnh chung quanh khuôn viên Nhà hát như cảnh cung điện, núi rừng, sông suối để du khách chụp ảnh cổ trang lưu niệm. Bên cạnh đó, Nhà hát còn xây dựng một số chương trình Nghệ thuật tổng hợp Kinh – Khmer - Hoa, các chặp cải lương Công tử Bạc Liêu, Đồng Nọc Nạng, Dạ cổ hoài lang, các trích đoạn cải lương kinh điển với thời lượng từ 20 đến 60 phút theo phục vụ quý khách”

“Máu lửa” với nghề

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu cho biết thêm: “Năm 2022, Nhà hát tập trung tham dự các Hội thi, Hội diễn khu vực và toàn quốc tại Đắk Lắk; tài năng trẻ Sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang tại thành phố Hồ Chí Minh; tham dự Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer Nam bộ tại Sóc Trăng; Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021 tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Qua bốn lần Hội thi, đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch… Sự ủng hộ nhiệt tình của các ngành có liên quan đã tạo điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để cho Nhà hát Cao Văn Lầu tham dự thi và đạt kết quả rất tốt”.

Lãnh đạo Nhà hát Cao Văn Lầu, Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu chụp ảnh lưu niệm tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021 tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Lãnh đạo Nhà hát Cao Văn Lầu, Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu chụp ảnh lưu niệm tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021 tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

“Trong Liên hoan Cải lương toàn quốc 2022, Nhà hát Cao Văn Lầu tham gia với 02 vở diễn: Thái sư Trần Thủ Độ (Tác giả và đạo diễn Quốc Khánh); Làm vua (Chuyện ngoài chính sử) - Tác giả Đăng Chương - Quốc Khánh, Đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt); Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu tham gia 01 vở diễn: Một thời để nhớ (Tác giả Quốc Khánh, Đạo diễn NSƯT Mỹ Hạnh). Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tham gia 01 vở diễn: Dòng sông đỏ (Tác giả Ngô Hồng Khanh, Đạo diễn NSƯT Minh Chiến).

Sau thời gian tích cực tập luyện và thi diễn tại Liên hoan, đoàn Bạc Liêu đạt 02 Huy chương Bạc tập thể, 04 Huy chương Vàng cá nhân, 07 Huy chương Bạc cá nhân (trong đó có Đỗ Ngọc Cần - nhạc công đàn kìm).

Bên cạnh đó, còn có thêm 01 Huy chương Bạc cho cộng tác viên ngoài tỉnh (Thái Hùng - Cà Mau), 02 Huy chương Đồng cho 02 hội viên thuộc Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Bạc Liêu (Nguyễn Long Hồ - Hội Sân khấu tỉnh; Nguyễn Văn Hiền - Hội Văn nghệ dân gian tỉnh).

Đồng thời, tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021, các nghệ sĩ được nâng tầm lên, đặc biệt là 02 nghệ sĩ dự thi tài năng Sân khấu cải lương Trần Hữu Trang đạt 2 Huy chương Bạc” - ông Văn Công Diệp cho biết thêm.

Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Bạc Liêu phát huy vai trò của các nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân tham gia truyền dạy nghệ thuật cải lương tại Trung tâm Bồi dưỡng và Truyền nghề sân khấu cải lương thuộc Nhà hát Cao Văn Lầu, tạo điều kiện cho nghệ sĩ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tiếp tục lưu giữ, truyền dạy cho các thế hệ sau. Từ đó, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, diễn viên nâng cao đời sống vật chất, an tâm cống hiến, không ngừng sáng tạo, nâng cao hiệu quả thực hành và truyền dạy nghệ thuật cải lương cho các thế hệ trong, ngoài tỉnh, góp phần phát triển sân khấu cải lương của tỉnh cũng như tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà hát Cao Văn Lầu”.

Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu đầu tư, lựa chọn những kịch bản, vở diễn đặc sắc, chất lượng để biểu diễn phục vụ khách du lịch, xây dựng sân khấu cải lương trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước, để Bạc Liêu trở thành trung tâm sân khấu cải lương của khu vực, là một trong những điểm đến thưởng thức và trải nghiệm nghệ thuật cải lương tiêu biểu, đặc sắc của cả nước…”.

Cây đờn kìm làm biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu, đã thể hiện được tất cả tính cách của con người nơi đây. Vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Khmer.

Cây đờn kìm làm biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu, đã thể hiện được tất cả tính cách của con người nơi đây. Vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Khmer.

Được biết, từ nay đến cuối năm 2022, Nhà hát Cao Văn Lầu sẽ xúc tiến tiến tập các chương trình phục vụ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán, đồng thời Nhà hát Cao Văn Lầu phối hợp Trung tâm Văn hoá tỉnh xây dựng một chương trình… đặc biệt, theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Tết Nguyên đán năm nay có 3 đêm phục vụ cho nhân dân tại quảng trường Hùng Vương.

Cùng với đó, vào năm 2023, Nhà hát tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương giai đoạn 2021 – 2025 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt. Đề án là nhằm tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ; tiếp tục duy trì và phát triển Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu; tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ, một loại hình nghệ thuật đã từng được đông đảo nhân dân trên nhiều vùng miền trong cả nước ưa thích. Đồng thời, xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm nghệ thuật sân khấu cải lương của khu vực; sân khấu cải lương Bạc Liêu trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh.

Ông Trần Chí Hòa (Nghệ sỹ Khánh Hòa) – Phó Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu chia sẻ: “Với vai trò là người lãnh đạo của Đoàn cũng là diễn viên. Hiện nay, Đoàn đang đào tạo nhiều diễn viên trẻ từ năng khiếu đi lên. Trong những khó khăn lớn hiện nay là cuộc sống của anh em diễn viên còn nhiều khó khăn, lương thì thấp; do đó, để bồi dưỡng và đào tạo lực lượng nghệ sĩ kế thừa thì phải đảm bảo cuộc sống cho anh em có tâm huyết với nghề nhiều hơn… Sau thời gian dài ảnh hưởng dịch COVID-19, sàn diễn cải lương đã vượt qua trở ngại để sáng đèn vào tối Thứ 7, giúp khán giả có cơ hội xem lại những vở diễn hay bên cạnh các tác phẩm dàn dựng mới”.