Ông Nguyễn Hòa Bình nói trước Quốc hội về quá trình xử lý vụ án này: Từ khi vụ án xảy ra, chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn, những lần nhận đơn đó đều đã được các cơ quan tố tụng trả lời. Kể từ cấp cơ sở là cơ quan tố tụng tỉnh Nam Hà (cũ), nay là tỉnh Hà Nam và cơ quan tố tụng Trung ương. Đầu tiên là cơ sở, sau đó đến Bộ công an TANDTC, VKSND TC.
Tất cả những trả lời này chúng tôi đều lưu lại. Quá trình xác minh lại, sau khi có chuyển đơn của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, đặc biệt là đơn của GS-TS Nguyễn Lân Dũng, TAND Tối cao đã thành lập các tổ liên ngành thẩm tra độc lập: Công an riêng, VKS riêng, Tòa án riêng sau đó báo cáo cho lãnh đạo ngành. Quá trình xác minh lại vụ án sau khi có yêu cầu của Chính phủ, của Quốc hội, của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng… các cơ quan tố tụng đã thành lập tổ liên ngành tiến hành kiểm tra độc lập, sau đó báo cáo lãnh đạo trưởng ngành.
“Riêng Viện kiểm sát tối cao, tôi được biết đồng chí Lê Minh Trí, (nguyên Viện trưởng VKSNDTC – PV) đã 2 lần chủ trì UB kiểm sát. Bản thân tôi cũng đã hai lần chủ trì hội đồng thẩm phán về vụ này. Chúng tôi đã yêu cầu các cơ quan kết luận bằng văn bản. Cả ba đơn vị tố tụng tiến hành kiểm tra, xem xét lại đều chung một kết luận, khẳng định không có oan sai.” – Chánh án TAND TC khẳng định.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói thêm: Trước khi họp báo, chúng tôi cũng rất thận trọng, mời liên ngành, có sự tham gia của UBTP, Văn phòng Thủ tướng, Văn phòng chủ tịch nước… Các đại biểu tham dự cuộc họp sau khi lắng nghe các ý kiến đều đồng tình với kết luận của liên ngành.
Cuộc họp báo cũng sự tham gia của 40 phóng viên. Với báo cáo của các cơ quan tố tụng, những người họp báo đều đã thừa nhận kết quả.
“Chúng tôi có mời ĐB Trần Thị Quốc Khánh đến dự, nhưng bà không đến. Buổi họp cũng có mặt giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ông đã nói: Các đồng chí đã làm trất trách nhiệm, thận trọng.”
Được biết, với tư cách một nhà khoa học, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có nói với Chánh án Nguyễn Hòa Bình về mức độ nguy hiểm của một căn bệnh mà ông Trần Văn Vót đang mắc phải, và đề nghị Chánh án, các cơ quan tốt tụng có biện pháp giúp đỡ ông Vót.
“Tôi ghi nhận kiến nghị này. Ngành Tòa án đang thực hiện tiến trình tạm hoãn thi hành án của ông Vót. Sau khi hoàn thành các hồ sơ cần thiết, chúng tôi sẽ thực hiện kiến nghị của ông Dũng để giải quyết cho ông Vót đi bệnh viện.”
Chánh án nói thêm: Về ĐB Trần Thị Quốc Khánh, chúng tôi đã trả lời bà Khánh, và trân trọng mời bà nếu còn khúc mắc thì đến Tòa để chúng tôi trao đổi thêm. Tuy nhiên bà không đến, và chỉ nêu quan điểm tại Quốc hội.
Trả lời chất vấn của bà Khánh liên quan đến công tác lưu trữ hồ sơ, Chánh án TAND TC cho biết: “Báo cáo, hồ sơ đã được hủy, vì sau 15 năm, vụ án không còn khiếu kiện gì đã hủy. Biên bản hủy còn lưu giữ. Nhưng chúng tôi lại xem xét lại vụ án trên cơ sở hồ sơ gần 3000 bút lục của Bộ Công an. Đó không chỉ là hồ sơ tố tụng mà còn có cả hồ sơ tiền tố tụng. Còn các bài báo, và phóng sự VTV1 đã nêu, chúng tôi đã mời các phóng viên, các nhân chứng để tìm hiểu thông tin. Báo chí cho rằng ông đó đã bị đánh đập để khai nhân. Và tất cả những nhân chứng mà chúng tôi tìm hiểu đã chứng minh ông ta ân hận nên tự thú, không có chuyện bức cung, nhục hình, công an không hề biết chuyện, chỉ đến khi bộ đội báo cáo, bàn giao thì công an mới biết.”
Những nhân chứng khác, nguyên tắc là phải là những người có mặt tại hiện trường chứng kiến sự phạm tội đó, và nhân chứng chỉ được sử dụng khi đã được kiểm nghiệm. Ở đây, những nhân chứng mà báo chí nêu, chúng tôi đã đi gặp lại, nhiều nhân chứng không có mặt tại hiện trường, lời khai của họ không phù hợp lời khai hồ sơ, không phù hợp lời khai tại hiện trường. …- Chánh án TAND TC Nguyễn Hòa Bình nói thêm.
Kết thúc phần trả lời của mình, vị Chánh án một lần nữa khẳng định: “Chúng tôi khẳng đinh một cách độc lập, cũng như thống nhất với nhau là không có oan. Và đề nghị đưa công Vót đi chữa bệnh thì sẽ nghiên cứu.