Chắt lọc tinh hoa, gọi "đại bàng" về Yên Bái

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 17/12, tại thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Xây dựng – Bộ Xây dựng – đã tổ chức Hội thảo: “Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái – Cơ hội và bứt phá”. Hội thảo hy vọng thông qua các ý kiến của đại biểu, sẽ chắt lọc tinh hoa, gọi "đại bàng" về làm tổ, phát triển hơn thị trường bất động sản, hạ tầng du lịch của Yên Bái.
Hội thảo: “Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái – Cơ hội và bứt phá”.
Hội thảo: “Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái – Cơ hội và bứt phá”.

Đến dự Hội thảo có Ông Hoàng Hải - Cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng; Ông Trần Huy Tuấn – phó bí thư – chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập báo XD, cùng một số đại diện Cục, Vụ của Bộ, lãnh đạo các sở ban ngành, lãnh đạo địa phương của tỉnh Yên Bái…

Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập báo Xây dựng – khẳng định vị trí địa lý hiếm có của Yên Bái. Ông nhận định, Yên Bái đang dần chuyển dịch để khai thác tiềm năng. Ông nhận định tiềm năng du lịch và bất động sản của Yên Bái đang dự báo nơi đây sẽ trở thành thị trường sôi động trong thời gian gần. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, mặt bằng chung của Yên Bái đang thiếu nhiều, chưa thu hút được các nhà đầu tư mạnh, chuyên biệt về phân khúc chất lượng cao thương hiệu mạnh để tôn vinh giá trị độc đáo. Và đây cũng chính là lý do để Tỉnh Yên Bái và Báo Xây dựng – Bộ Xây dựng – thực hiện Hội thảo Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái – cơ hội và bứt phá.

Tự hào với những tiềm năng mà tỉnh Yên Bái đang sở hữu, ôngTrần Huy Tuấn – Phó Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái – cũng cho biết đây là một mảnh đất rất nhiều tiềm năng du lịch, bất động sản. Theo thông tin của ông Tuấn, không chỉ có tiềm năng tự nhiên, chính quyền địa phương cũng đã rất nỗ lực để đưa Yên Bái ngày càng phát triển. Ông Tuấn cho biết, 2 năm vừa qua Yên Bái phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên, với sự vào cuộc và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp, Yên Bái đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát dịch bệnh tăng trưởng kinh tế tốt.

“Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc có phong cảnh đa dạng nhiều điểm tham quan hấp dẫn: Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang, hồ Thác bà, Suối giàng, cánh đồng Mường lò, với 30 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. Đây là thế mạnh mang tính khác biệt, thu hút khách du lịch. Những lợi thế này đang được cụ thể hóa vào quy hoạch tỉnh.” – ông Tuấn khẳng định.

Theo ông Tuấn, Yên Bái đang kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện một số quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng tại các địa phương. Yên Bái đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu. Tỉnh cũng đang triển khai nhiều dự án, đặc biệt là tập trung đột phá giao thông, lấy cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm xương sống. Nhiệm kỳ này Yên Bái sẽ hoàn thành cơ bản kết nối ngang.

“Dự kiến đến 2025, Yên Bái sẽ có thếm 10 đô thị, dự kiến sẽ tăng tỷ lệ độ thị hóa lên 30%. Đây là nội dung liên quan lớn đến bất động sản và du lịch.” Ông Tuấn nói.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Hải - Cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản – đánh giá cao Hội thảo lần này của tỉnh Yên Bái. Đó là một trong những động thái thể hiện sự tích cực thay đổi, quyết liệt chuyển mình của chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái.

Ông nhận định Yên Bái đang có nhiều tín hiệu lạc quan, nhiều cú hích về hạ tầng giao thông, con số tăng trưởng khách du lịch, chú trọng hạ tầng phát triển giao thông… đều đc quan tâm, góp phần làm diện mạo thao đổi, tạo nên nét khác biệt, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Tuy nhiên, ông Hải cho rằng so với các địa phương khác, nguồn cung bất động sản của Yên Bái còn chưa đa dạng. Để thúc đẩy đột phá, tỉnh cần làm tốt công tác quy hoach, tháo gỡ cho danh nghiệp. Sau giai đoạn phát triển, cần điều chỉnh nhiều quy hoạch, thu hút đầu tư, tạo sức hút. Khắc phục hiện tượng thông tin nhiễu loạn, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

“Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, sàng lọc không chấp nhận những dự án gây ảnh hưởng đến môi trường, phá vỡ bản sắc văn hóa địa phương.” Ông Hải nhắn nhủ lãnh đạo tỉnh Yên Bái và cho biết, Bộ Xây dựng sẽ đồng hành, hỗ trợ Yên Bái phát triển trong phạm vi chức năng của mình.

Bản sắc văn hóa là "báu vật" để phát triển du lịch Yên Bái.

Bản sắc văn hóa là "báu vật" để phát triển du lịch Yên Bái.

Để Bất động sản là hạ tầng du lịch Yên Bái Phát triển, ông Trần Thanh Chương – Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Yên Bái – đã đề xuất một số giải pháp như: Rà soát khung phát luật về đầu tư Luật đất đai, Luật đấu thầu, kinh doanh bất động sản; Nâng cao chất lượng quy hoạch làm cơ sở định hướng cho đầu tư, thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi với nhà đầu tư; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường phối hợ giữa các cơ quan để kịp thời phục vụ doanh nghiệp; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực….

Băn khoăn trước những giải pháp để đưa thị trường Bất động sản và du lịch Yên Bái phát triển, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh tính bản sắc của địa phương.

“Theo thống kê của tôi, ở Yên Bái có tới 21 điểm có cảnh quan rất đặc biệt so với các vùng khác tương tự ở Tây Bắc. Mỗi huyện đều có một điều rất đặc biệt. Ngay tại Nghĩa Lộ có đến 10 điểm đặc biệt, môi trường, khí hậu rất đặc thù của trung du, miền núi Tây Bắc. Về Văn hóa, Ở đây có 30 dân tộc, mỗi dân tốc có bản sắc riêng, rất nổi trội.

Hạ tầng tốt như vậy, nếu địa phương không lôi được đại bàng về làm tổ, sẽ rất khó phát triển. Đây là bài học thực tế từ các địa phương. Phải làm thế nào để thúc đẩy các danh nghiệp lớn đầu tư, để lan tỏa, lôi kéo các nhà đầu tư thứ phát tạo ra sự phát triển.” ông Đính khẳng định.

Chung quan điểm về giữ gìn bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, GS Hà Tôn Vinh (GS Đại học Quốc Gia) kể câu chuyện ông đã leo núi ở Peru, tới 1 làng nhỏ, phải đi rất xa, thăm một nơi hoang tàn, hoang phế. Ông cho biết nơi đó mỗi năm hơn 1 triệu 200 ngàn khách đến.

Ông cũng kể đã đưa 4 tỷ phú vào VN. Họ đi trên một chuyên cơ riêng, có 12 người phục vụ. Nhưng "Chúng tôi đã đi tàu ra Hạ Long, 18 tỷ đô la trong túi nhưng họ không chọn khách sạn, mà ngủ ở trên tàu gỗ, không có gì cả." - ông kể.

“Du lịch là phải đến chỗ người ta không có. Ở nhiều nơi, họ nói đến du lịch, là nói đến bản sắc. Họ đến để nhìn lại, để tìm về nguồn cội, tìm về cuộc sống ban đầu – đó là sự thành công của họ. Làm du lịch là phải nhìn vào văn hóa.” Giáo sư Hà Tôn Vinh cho biết.

Ở góc độ nhà đầu tư bà Nguyễn Như Ý – cố vấn chiến lược của tập đoàn IDC – khẳng định: Môi trường đầu tư ở Yên Bái quá tốt. Nơi đây có những giá trị văn hóa quá nổi bật, yếu tố con người rất thân thiện.

“Sự phục vụ của người Yên Bái thể hiện một tình yêu cháy bỏng với công việc họ đang làm, với mảnh đất này. Điều đó làm nên thương hiệu cho con người nơi đây. Tôi cho rằng đây chính là yếu tố tạo nên nền tảng để phát triển du lịch. Tôi cảm thấy rơi nước mắt, thực sự xúc động, và tự hào khi được đầu tư ở nơi có nhiều bẳn sắc văn hóa như thế này.”

IDC là chủ đầu tư của dự án Golden Field Nghĩa Lộ Yên Bái - dự án khu đô thị đầu tiên tại Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái - được đầu tư bài bản và công phu về mặt quy hoạch và hệ thống hạ tầng. Với 52 tiện ích và điểm nhấn là quảng trường bông lúa và khăn Piêu đặc trưng cho bản sắc vùng Tây Bắc - Dự án đất nền Golden Field là sản phẩm đầu tư đặc sắc bậc nhất tại Nghĩa Lộ.

Giải thích cho quyết định lựa chọn Yên Bái để đầu tư bà Như Ý tiết lộ: “Rất nhiều thị trường có tiềm năng, nhưng ở YB là một viên ngọc thô – có hội quá lớn cho các nhà đầu tư. Chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được thành công. Chúng tôi đã chắt chịu văn hóa ở nơi này để hòa quyện với bản sắc của người dân.” Bà Như Ý bày tỏ.

Đọc thêm