Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Bispebjerg - Frederiksberg và Đại học Copenhagen, Đan Mạch.
Tác giả nghiên cứu, TS. Jennifer L.Baker cùng đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu của 372.636 trẻ em Đan Mạch sinh ra từ năm 1930 đến năm 1989, được đánh giá ở 3 mốc thời gian: 7, 10 và 13 tuổi.
Kết quả cho thấy cả bé trai và bé gái có chiều cao trung bình thấp hơn từ 5-7cm so với trẻ cùng độ tuổi có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn khi về già. Đặc biệt, các bé trai có nguy cơ đột quỵ kèm xuất huyết sau đó.
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể do các yếu tố di truyền nhưng đặc biệt là chế độ ăn uống của người mẹ trong giai đoạn mang thai khiến trẻ còi cọc, căng thẳng tâm lý. TS. Baker cho biết: “Phát hiện này cho thấy trẻ em thấp còi là dấu hiệu cảnh báo của nguy cơ đột quỵ về sau, do đó cha mẹ cần phải chú ý để thay đổi chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động phù hợp nhằm tránh nguy cơ này”.