Chủ tịch huyện, xã bị kiện vì thu hồi sai, bồi thường thiếu

Tình nguyện di dời để xây dựng khu kinh tế mới, hàng chục hộ dân xã Thượng Cát (nay thuộc xã Thụy Phương, Hà Nội) được chính quyền cấp đất “giãn dân” rộng 360 m2/hộ. Nhưng khi làm dự án đường vào Khu Công nghiệp Nam Thăng Long, UBND xã Thuỵ Phương lại chỉ xác nhận mỗi hộ có 200m2 đất ở …
Tình nguyện di dời để xây dựng khu kinh tế mới, hàng chục hộ dân xã Thượng Cát (nay thuộc xã Thụy Phương, Hà Nội) được chính quyền cấp đất “giãn dân” rộng 360 m2/hộ. Nhưng khi làm dự án đường vào Khu Công nghiệp Nam Thăng Long, UBND xã Thuỵ Phương lại chỉ xác nhận mỗi hộ có 200m2 đất ở …

“Cào bằng” bất chấp bản đồ

Năm 1986, thực hiện chính sách di dân của TP. Hà Nội, mỗi hộ dân xã Thượng Cát khi đến xây dựng “khu kinh tế mới Tân Phương” (xã Thụy Phương) được giao 360 m2 đất ở, theo Giấy sử dụng đất số 1946 ngày 30/4/1986 của UBND TP Hà Nội: “UBND huyện Từ Liêm được sử dụng 20.000 m2 đất tại xã Thuỵ Phương để làm nhà ở dãn dân xã Thượng Cát”.

Sau đó, do quá trình đo đạc và khai hoang, cải tạo nên ngoài 360 m2 nêu trên mỗi hộ dân sử dụng thêm hàng trăm m2 đất liền kề. Trong khi đang chờ chính quyền xem xét cấp sổ đỏ thì một số hộ dân “vướng” dự án mở đường vào Khu công nghiệp nên bị thu hồi đất.
Đây đều là đất “Thổ cư” nhưng người dân lại không được đền bù đủ diện tích.
Đây đều là đất “Thổ cư” nhưng người dân lại không được đền bù đủ diện tích.
Khi phê duyệt phương án bồi thường, UBND huyện Từ Liêm đã không căn cứ vào số liệu tại bản đồ và sổ mục kê mà đưa ra cái gọi là “hạn mức” rồi chỉ công nhận mỗi hộ dân có 200m2 đất ở; Số còn lại bị coi là đất vườn hoặc đất nông nghiệp của UBND xã.

Đơn cử như trường hợp ông Trần Xuân Mai, theo bản đồ năm 1994 thì hộ này có quyền sử dụng thửa số 16 và thửa số 15 (tờ bản đồ số 27) lần lượt là 407m2 và 403 m2, loại đất T (tức “thổ cư”). Thế nhưng hộ ông Mai chỉ được tính bồi thường 200m2 đất ở, thiếu 610m2 đất ở so với hồ sơ địa chính. Ngoài việc đã có tên hộ sử dụng thì thửa 15 còn được xác định là “UBND xã Thượng Cát đã giao cho gia đình”. Còn diện tích đất “Thổ cư” tại thửa số 16 được xã thừa nhận là “sử dụng trước 15/10/1993”. Nhưng sự thật này vẫn bị huyện Từ Liêm bỏ qua để rồi từ chối bồi thường hoặc bồi thường thiếu như trên.
Tương tự, hộ ông Vũ Văn Hiền là chủ sử dụng thửa “đất thổ cư” số 37 rộng 394 m2, được công nhận sử dụng trước ngày 15/10/1993 nhưng cũng chỉ được bồi thường 20m2 đất ở vì bị cho rằng “đã chuyển nhượng 180 m2 cho người khác”. Như vậy, nếu cộng cả số đã chuyển nhượng thì ông Hiền vẫn bị bị thiếu 194m2 đất ở so với hồ sơ địa chính….

Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, 8 hộ dân tại đây cho biết họ bị thiệt hại nặng vì cách bồi thường như trên. Đó là chưa kể việc bị áp giá bồi thường rất “bèo”- chỉ bằng 1/10 giá chuyển nhượng thực tế.
Ông Vũ Xuân Bình - môt trong 8 hộ dân có đơn cho hay: “Đất của chúng tôi được công nhận sử dụng ổn định trước 15/10/1993, thời điểm bắt đầu sử dụng không vi phạm quy hoạch, ranh giới rõ ràng, được thể hiện là đất “Thổ cư” trên bản đồ năm 1994 nên đủ điều kiện bồi thường. Việc chính quyền áp dụng “hạn mức đất ở” đối với các hộ gia đình là không đúng quy định vì hạn mức này chỉ áp dụng với trường hợp giao mới hoặc để tính toán tiền sử dụng đất. Đó là chưa kể sự tùy tiện trong áp dụng ở chỗ: có nhà 3 hộ khẩu, 5 hộ gia đình với trên 10 nhân khẩu nhưng cũng chỉ được tính hạn mức của 1 hộ gia đình (200m2)".

Thiếu căn cứ khi xác nhận

Ngoài phần đất thổ cư bị thiếu, việc chính quyền từ chối bồi thường hàng trăm m2 đất vườn ao liền kề cũng gây thiệt thòi lớn cho các hộ dân. Chính UBND xã Thụy Phương cũng phải thừa nhận rằng, tại thời điểm sử dụng thì diện tích đất vườn ao này đều không thuộc diện vi phạm quy hoạch, không lấn chiếm … (Theo khoản 5, Điều 7, Quyết định 108/2009 của UBND TP Hà Nội). Nhưng diện tích đất này cũng không được bồi thường vì UBND xã cho rằng, đây là “đất sử dụng sau 15/10/1993”, nhưng cơ quan này không đưa ra được tài liệu để minh chứng.
Trong khi đó, nguyên Chủ tịch UBND xã Thượng Cát, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Đông Ba (đơn vị trực tiếp đưa các hộ ra khu kinh tế Tân Phương) đều xác nhận, “các hộ khai phá đất vườn vào cùng thời điểm được giao đất ở năm 1986 là sự thật”.

Theo Quyết định số 108 nêu trên thì xác nhận này là một trong những căn cứ để xác định thời điểm sử dụng đất. Không hiểu sao, UBND huyện Từ Liêm đã không dựa vào căn cứ này để toán bồi thường đất vườn liền kề cho các hộ?.

Khoa Lâm

Đọc thêm