Chuẩn bị phúc thẩm vụ mẹ kiện con để đòi đất ở Quảng Ninh

Ngày 12/8 tới đây, TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên toà phúc thẩm để xét xử vụ án bà Phùng Thị Thiểm kiện con đẻ của mình để “đòi đất”. Bằng việc “lôi” 1 bị đơn thứ 2 vào vụ án, Toà cấp sơ thẩm đã quyết cho nguyên đơn được hưởng  một diện tích đất lớn gấp 4 lần số đất mình có ban đầu…Bản án sơ thẩm đã bị VKSND tỉnh Quảng Ninh kháng nghị, đề nghị huỷ án sơ thẩm để “xét xử lại theo đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn”.

Ngày 12/8 tới đây, TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên toà phúc thẩm để xét xử vụ án bà Phùng Thị Thiểm kiện con đẻ của mình để “đòi đất”. Bằng việc “lôi” 1 bị đơn thứ 2 vào vụ án, Toà cấp sơ thẩm đã quyết cho nguyên đơn được hưởng  một diện tích đất lớn gấp 4 lần số đất mình có ban đầu… Bản án sơ thẩm đã bị VKSND tỉnh Quảng Ninh kháng nghị, đề nghị huỷ án sơ thẩm để “xét xử lại theo đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn”.

Khu đất xảy ra tranh chấp khi dự án sắp hoàn thành.
Khu đất xảy ra tranh chấp khi dự án sắp hoàn thành.

Nguyên đơn được … “đất vàng”

Diện tích đất sử dụng hợp pháp của bà Thiểm tại Dốc Nhà thờ (phường Bạch Đằng, Tp Hạ Long, Quảng Ninh) chỉ là 107,8 m2 trên đồi dốc, khó sử dụng và giá trị thấp. Do muốn hạ thấp mặt bằng nên từ năm 2003, bà Thiểm cùng 4 hộ hàng xóm đã thỏa thuận để chị Vũ Thúy Vân (con gái bà Thiểm) đại diện cho các hộ xin phép chính quyền lập dự án san nền, làm khu dân cư.

Tuy nhiên, do không đủ khả năng thực hiện công việc nên chị Vân phải liên kết với anh Nguyễn Tuấn Việt để xin triển khai dự án và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch. Từ tháng 10/2010, anh Việt đã tiến hành thi công xây dựng dự án và soạn thảo các hợp đồng ủy quyền để các hộ dân ký, ủy quyền cho mình thực hiện dự án “khu dân cư phía Đông đường lên Nhà thờ, phường Bạch Đằng”.

Trong 18 ô đất theo quy hoạch thì mỗi hộ được 1 ô, 13 ô còn lại được trả công cho anh Việt. Đến nay, sau khi dự án sắp hoàn thành đất và dự án có giá trị gấp vài chục lần đất cũ thì bà Thiểm đột nhiên khởi kiện con gái Vũ Thị Thúy Vân để đòi lại tài sản và đất cũ. Anh Việt bị “lôi” vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, ít lâu sau, bà Thiểm đã khởi kiện tiếp ông Việt, đề nghị Tòa tuyên bố hợp đồng ủy quyền với ông Việt là vô hiệu và xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu này.

Trước việc đột ngột bị trở thành bị đơn trong vụ án “mẹ kiện con” này, anh Việt cho rằng, “việc hai mẹ con bà Thiểm kiện nhau để đòi đất là giả tạo, là cái cớ để lôi tôi vào làm “đồng bị đơn” để nhằm đoạt công sức, tiền bạc của tôi đã bỏ ra thực hiện dự án này”.

…do Tòa “hô biến” đất công?

Và thực tế hiện nay, khi đã đã quải quyết xong ở giai đoạn sơ thẩm thì người ta đã có thể thấy rõ hơn nghi vấn trên của anh Việt vì ngoài việc hủy hợp đồng giữa bà Thiểm và anh Việt thì Tòa sơ thẩm còn quyết cho nguyên đơn được hưởng 4 lô đất trong dự án với diện tích khoảng 160 m2.

Cần nhắc lại rằng, diện tích đất cũ của bà Thiểm chỉ là 107m2, khi thực hiện dự án thì chỉ còn 30m2 (do có 40m2 vào quy hoạch làm kè, đường). Như vậy, phán quyết của Tòa sơ thẩm cho bà Thiểm sử dụng một diện tích đất lớn gấp nhiều lần diện tích ban đầu là hoàn toàn mâu thuẫn với chính nhận định trong bản án rằng “các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.

Vậy, 130m2 đất mà bà Thiểm được nhiều hơn những gì mình có ban đầu là ở đâu ra? Theo hồ sơ và xác nhận của cơ quan chức năng thì diện tích này là đất sườn đồi, đất lưu không của Nhà nước chứ không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Thiểm. Tức là ban đầu, bà Thiểm giao dịch với anh Việt bằng đất của Nhà nước (đất chưa hợp pháp) nhưng lại được Tòa quyết cho nhận lại đất hợp pháp.

Quy trình “thâu tóm” đất công này được làm rõ một lần nữa qua Quyết định kháng nghị số 04/QĐ/KNPT (ngày 4/4/2013) của VKSND tỉnh Quảng Ninh. Cơ quan này cho rằng “việc trả công cho anh Việt trong hợp đồng ủy quyền (bằng các lô đất trong dự án có nguồn gốc là đất công, do chính quyền quản lý- PV) trong hợp đồng ủy quyền là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền lợi của Nhà nước”.

Việc kháng nghị nêu trên phần nào chỉ ra những sai sót của Tòa cấp sơ thẩm khi “vượt mặt” chính quyền, công nhận cả trăm m2 đất công của Nhà nước cho một cá nhân qua thủ thuật “tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu”.  Liệu đã đến lúc cần phải làm rõ trách nhiệm của những người đã ra phán quyết “gây thiệt hại đến quyền lợi của Nhà nước” qua vụ án này? 

Khoa Lâm

Đọc thêm