Chuột, nhện, gián... 'tấn công' nhà hàng tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Do thời gian đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội quá dài, nhiều nhà hàng có biểu hiện xuống cấp, những ngóc ngách trở thành nơi gián, mối, nhện và chuột trú ẩn và "tàn phá"...
Hình ảnh một nhà hàng tại Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu
Hình ảnh một nhà hàng tại Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

Nhà Hàng Nhật Bản Takumi (Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội), không khó thấy hiện tượng mọt, mốc "tấn công" vật dụng của nhà hàng.

Nhà Hàng Nhật Bản Takumi tại Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

Nhà Hàng Nhật Bản Takumi tại Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

Ông Đỗ Anh Tuấn, chủ doanh nghiệp Công ty Takumi VN và Công ty chuỗi khách sạn tại TP Hà Nội cho biết: "Thực hiện Chỉ thị về giãn cách xã hội của UBND TP Hà Nội, chúng tôi đã đóng cửa nhà hàng trong thời gian dài, điều này đồng nghĩa với việc khi không được sử dụng, cơ sở vật chất, đồ đạc tại nhà hàng sẽ có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng. Cơ sở vật chất tại nhà hàng xuống cấp rất nhiều, thậm chí có cây dại mọc xung quanh. Tôi cũng đã lường trước về vấn đề này, nhưng chỉ có sự chuẩn bị trong thời gian ngắn".

Ông Đỗ Anh Tuấn, chủ doanh nghiệp Công ty Takumi VN và Công ty chuỗi khách sạn tại Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

Ông Đỗ Anh Tuấn, chủ doanh nghiệp Công ty Takumi VN và Công ty chuỗi khách sạn tại Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu

Ông Tuấn chia sẻ thêm, khi mở cửa cửa bán hàng mang về để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như trả lương cho nhân viên hàng tháng, ông đã yêu cầu phải vệ sinh sạch sẽ tất cả đồ dùng trong nhà hàng.

Ông Tuấn cho biết, để đáp ứng an toàn về sức khỏe cho nhân viên trong dịch bệnh, gần 2 tháng nay nhà hàng đã cho tất cả nhân viên tiêm phòng. Khi được mở cửa trở lại, số lượng nhân viên đi làm trong ca là tối thiểu, chia ca chéo để đảm bảo quy định phòng chống dịch. Ảnh: Mỵ Châu

Ông Tuấn cho biết, để đáp ứng an toàn về sức khỏe cho nhân viên trong dịch bệnh, gần 2 tháng nay nhà hàng đã cho tất cả nhân viên tiêm phòng. Khi được mở cửa trở lại, số lượng nhân viên đi làm trong ca là tối thiểu, chia ca chéo để đảm bảo quy định phòng chống dịch. Ảnh: Mỵ Châu

"Doanh nghiệp chúng tôi luôn tuân thủ quy định của nhà nước, ưu tiên các biện pháp phòng chống dịch. Tôi mong Chính phủ, TP Hà Nội có những quyết sách giúp doanh nghiệp đủ sức chống cự vượt qua gia đoạn khó khăn, thách thức này. Mong các nhà hàng sớm được trở lại hoạt động như trước", ông Tuấn nói.

Chủ Nhà hàng Nhật Bản Takumi cho biết, mở cửa nhà hàng lúc này chỉ với mục đích duy trì và giúp nhân viên có lương hàng tháng. Ảnh: Mỵ Châu

Chủ Nhà hàng Nhật Bản Takumi cho biết, mở cửa nhà hàng lúc này chỉ với mục đích duy trì và giúp nhân viên có lương hàng tháng. Ảnh: Mỵ Châu

Nhà hàng Lẩu Hoàng Minh, số 47 Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội, tình hình cũng không khả quan hơn. Ông Hoàng Văn Bình, chủ nhà hàng cho biết, trong 2 tháng giãn cách, nhà hàng đã đóng cửa hoàn toàn theoChỉ thị của UBND TP Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù TP cho phép bán hàng mang về nhưng ông Bình vẫn "ngậm ngùi" đóng cửa vì nhà hàng chủ yếu làm lẩu, có bán thì lượng khách mua hàng cũng rất ít.

"Thời gian qua dù nhà hàng đóng cửa nhưng tôi vẫn phải trả khoản lương nhất định cho nhân viên để giữ chân, tiền mặt bằng chỉ được giảm một chút không đáng kể. Đồ tươi sống trước đó cũng phải vứt hết. Tiền điện của tủ đông, tủ lạnh tháng nào cũng phải đóng đủ, khoản phí này thì chủ không thể hỗ trợ mình được rồi", ông Bình ngậm ngùi nói.

Hình ảnh ghi nhận tại Nhà hàng Nhật Bản Takumi và một số nhà hàng Nhật tại phố Linh Lang:

Mối mọt "tấn công" nhà hàng. Ảnh" Mỵ Châu

Mối mọt "tấn công" nhà hàng. Ảnh" Mỵ Châu

Mạng nhện giăng khung cửa. Ảnh: Mỵ Châu

Mạng nhện giăng khung cửa. Ảnh: Mỵ Châu

Được phép mở cửa trở lại để bán mang về nhưng nhiều nhà hàng không thể cải thiện được doanh số do đặc thù kinh doanh. Ảnh: Mỵ Châu

Được phép mở cửa trở lại để bán mang về nhưng nhiều nhà hàng không thể cải thiện được doanh số do đặc thù kinh doanh. Ảnh: Mỵ Châu

Bàn ghế lâu ngày có hiện tượng ẩm mốc. Ảnh: Mỵ Châu

Bàn ghế lâu ngày có hiện tượng ẩm mốc. Ảnh: Mỵ Châu

Cây tự mọc trên ban công nhà hàng. Ảnh: Mỵ Châu

Cây tự mọc trên ban công nhà hàng. Ảnh: Mỵ Châu

Cửa rỉ sắt sau nhiều ngày giãn cách. Video: Mỵ Châu
Chủ nhà hàng Lẩu Hoàng Minh tiết lộ, chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng lên đến 70 triệu đồng. Ảnh: Mỵ Châu

Chủ nhà hàng Lẩu Hoàng Minh tiết lộ, chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng lên đến 70 triệu đồng. Ảnh: Mỵ Châu

Đóng cửa hơn 2 tháng giãn cách, nhưng nhà hàng vẫn phải chi trả các khoản phí hàng tháng. Ảnh: Mỵ Châu

Đóng cửa hơn 2 tháng giãn cách, nhưng nhà hàng vẫn phải chi trả các khoản phí hàng tháng. Ảnh: Mỵ Châu

Nhiều nhà hàng "cửa đóng then cài" trước quyết định nới lỏng của UBND TP Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu
Nhiều nhà hàng "cửa đóng then cài" trước quyết định nới lỏng của UBND TP Hà Nội. Ảnh: Mỵ Châu
Sau thời gian dài đóng cửa, chi phí việc tu sửa lại cơ sở vật chất cũng khiến nhiều chủ nhà hàng đau đầu. Ảnh: Mỵ Châu
Sau thời gian dài đóng cửa, chi phí việc tu sửa lại cơ sở vật chất cũng khiến nhiều chủ nhà hàng đau đầu. Ảnh: Mỵ Châu
Nhà hàng lớn, nhỏ đều gặp khó khăn vì dịch bệnh. Ảnh: Mỵ Châu
Nhà hàng lớn, nhỏ đều gặp khó khăn vì dịch bệnh. Ảnh: Mỵ Châu
Đóng cửa nhưng tiền nhà, tiền điện, tiền nhân viên... vẫn phải chi mỗi tháng. Ảnh: Mỵ Châu
Đóng cửa nhưng tiền nhà, tiền điện, tiền nhân viên... vẫn phải chi mỗi tháng. Ảnh: Mỵ Châu
Một nhà hàng trên đường Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội quyết định mở bán mang về, nhưng khách vẫn "vắng tanh". Ảnh: Mỵ Châu
Một nhà hàng trên đường Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội quyết định mở bán mang về, nhưng khách vẫn "vắng tanh". Ảnh: Mỵ Châu

Đọc thêm