Chuyển đổi số là 'động lực' để Hà Tĩnh phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh thông qua các ứng dụng, nền tảng công nghệ số, tăng cường sự tương tác giữa người dân với chính quyền địa phương ngày càng hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khai trương Hệ thống điều hành và giám sát thông minh, hiện thực hoá quá trình chuyển đổi số ở Hà Tĩnh.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khai trương Hệ thống điều hành và giám sát thông minh, hiện thực hoá quá trình chuyển đổi số ở Hà Tĩnh.

Ngày 18/02/2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 424/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025” với mục tiêu Chuyển đổi số hướng đến thực hiện mục tiêu toàn diện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, thực hiện thành công Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số; gắn quá trình chuyển đổi số với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp; góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, chính trị ổn định.

Ông Đậu Tùng Lâm - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số 10 tháng đầu năm 2022.

Ông Đậu Tùng Lâm - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi số 10 tháng đầu năm 2022.

Ông Đậu Tùng Lâm - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh cho biết, năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số. Đến tháng 10/2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã thí điểm thành lập 59 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, 133 Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn; 98% vùng dân cư đã phủ sóng di động 4G, cáp quang đến 100% xã; Tỷ lệ thuê bao di động đạt 94,3 thuê bao/100 dân; Internet băng rộng cố định (Internet cáp quang) đạt khoảng 12,8 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ điện thoại thông minh và có thuê bao sử dụng dịch vụ Internet băng rộng di động khoảng 59,2 thuê bao/100 dân.

Năm 2022 đã phát triển thêm mới 87 trạm BTS; cơ sở dữ liệu về đất đai đã triển khai thực hiện 12/13 huyện, thị xã, thành phố, khối lượng thực hiện đạt gần 70% so với Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán (KT-DT); 100% doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng hóa đơn thông thường đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử; số lượng hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử tỷ lệ 100%.

Công an tỉnh Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân nhằm phục vụ hiệu quả quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.

Công an tỉnh Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân nhằm phục vụ hiệu quả quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.

Hệ thống Giám sát và Điều hành thông minh tỉnh Hà Tĩnh (IOC) đã được triển khai, gồm 7 phân hệ cơ sở dữ liệu. Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 48 lớp tập huấn, đào tạo về kỹ năng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, ATTT cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức các xã, phường, thị trấn với hơn 2.795 lượt tham gia. 100% trường học đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ doanh số giao dịch không dùng tiền mặt/tổng số học phí đạt 20,85%; 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã triển khai, tỷ lệ giao dịch 13,6%; cơ sở y tế 10/12 đơn vị đã triển khai.

Tuy nhiên việc triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: Chưa lan tỏa được hệ thống nhận thức, niềm tin và động lực chuyển đổi số trong xã hội; hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành còn nhỏ lẻ, phân tán chưa hình thành hệ thống dữ liệu dùng chung và dữ liệu mở của tỉnh. Hệ thống DVC trực tuyến tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến thấp; Nhân lực về CNTT, chuyển đổi số còn thiếu và yếu; Doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh chưa đủ mạnh để cung cấp các giải pháp chuyển đổi số.

Nhiều xã ở Hà Tĩnh ấn nút khai mạc ngày hội chuyển đổi số.

Nhiều xã ở Hà Tĩnh ấn nút khai mạc ngày hội chuyển đổi số.

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục thực hiện kế hoạch về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng; triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh phiên bản 2.0; triển khai ứng dụng hiệu quả nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp tỉnh, kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ quốc gia; tuyên truyền về hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp…

Theo ông Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cho biết, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành, địa phương, đặc biệt Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thực hiện quyết liệt.

Cụ thể: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số vào các hoạt động cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo phù hợp. Tăng cường khả năng kết nối liên thông tích hợp chia sẻ sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin. Cập nhật tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của tỉnh xây dựng kế hoạch đảm bảo triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức chung của xã hội về chuyển đổi số đặc biệt là những người làm công tác chuyển đổi số.

Đọc thêm