Cô giáo say rượu trút tội chết người cho bác xe ôm

Bác xe ôm  đang đi đúng phần đường, đúng tốc độ quy định, bỗng một chiếc xe máy khác đi ngược chiều do người phụ nữ điều khiển trong tình trạng say rượu, phía sau chở người nam giới không đội mũ bảo hiểm đột ngột rẽ trái, không tín hiệu xi nhan cắt ngang đầu xe. Tai nạn giao thông đã xảy ra, hậu quả người nam giới ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm bị tử vong. Nhiều người nhận định lỗi là do “nữ quái xế say xỉn”. Thế nhưng Tòa lại tuyên án... bác xe ôm có tội.

Bác xe ôm  đang đi đúng phần đường, đúng tốc độ quy định, bỗng một chiếc xe máy khác đi ngược chiều do người phụ nữ điều khiển trong tình trạng say rượu, phía sau chở người nam giới không đội mũ bảo hiểm đột ngột rẽ trái, không tín hiệu xi nhan cắt ngang đầu xe. Tai nạn giao thông đã xảy ra, hậu quả người nam giới ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm bị tử vong. Nhiều người nhận định lỗi là do “nữ quái xế say xỉn”. Thế nhưng Tòa lại tuyên án... bác xe ôm có tội.

Bác xe ôm oan uổng gánh tội cho nữ xế say rượu (hình minh họa)
Bác xe ôm oan uổng gánh tội cho nữ xế say rượu (hình minh họa)

Trong hồ sơ, bản tường trình của chị Trần Thị Nhàn (SN 1977, giáo viên một trường trung học cơ sở, ngụ Khu 3, xã Chuế Lưu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) thể hiện: Vào sáng ngày 2/9/2012, chị Nhàn tham dự buổi họp lớp cấp 3 tại một quán nhậu trong thị trấn. Trong quá trình họp lớp, bạn bè vui vẻ nên chị đã uống rượu, người mệt.

Trả tiền xong, một người bạn trai do uống rượu say nên cứ bắt chị Nhàn đèo về. Chị Nhàn chạy xe máy phía sau chở bạn trai không đội mũ bảo hiểm. Trong khi sang đường, do chị đầu óc không tập trung tỉnh táo, không quan sát kỹ hai bên nên đã bị một chiếc xe mô tô đi ngược chiều đâm vào.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 13h làm người bạn trai đã tử vong tại bệnh viện do bị vỡ hộp sọ, hai xe máy hư hỏng nặng. Người điều khiển chiếc xe đi ngược chiều đâm vào xe chị Nhàn là bác xe ôm Nguyễn Cát Tô (ngụ Khu 4, thị trấn Hạ Hòa).

Điều 15 Luật Giao thông đường bộ (LGTĐB) quy định rõ: Thứ nhất, “khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”. Thứ hai, “trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”. Khoản 8 Điều 8 LGTĐB nghiêm cấm điều khiển xe mô tô mà có nồng độ cồn vượt quá cho phép.

Đối chiếu với những quy định trên, không khó để xác định chị Nhàn đều đã vi phạm.

Thứ nhất, lời khai của nhân chứng tại biên bản ghi lời khai khẳng định: Chị Nhàn không xi nhan khi sang đường, bất ngờ rẽ sang phần đường bên trái theo chiều đi của mình. Thứ hai, chị Nhàn trong khi chuyển hướng xe, đã không nhường đường cho xe đi ngược chiều.

Lời khai của chị Nhàn cho thấy, ở khoảng cách ngược chiều trước xe anh Tô khoảng 20m, chị Nhàn bất ngờ rẽ sang trái. Ở khoảng cách gần như vậy, đương nhiên người điều khiển phương tiện phải biết nếu cho xe chuyển hướng sẽ gây trở ngại và nguy hiểm cho xe đi ngược chiều.

Bản thân chị Nhàn tại Biên bản ghi lời khai cũng thừa nhận: “Vụ tai nạn này tôi nhận thấy tôi có lỗi vì qua đường không quan sát kỹ, không nhường đường cho xe đi trên đường chính và chở người không đội mũ bảo hiểm. Tôi sẽ có trách nhiệm bồi thường”. Thứ 3, chị Nhàn điều khiển xe trong trạng thái say rượu là vượt quá nồng độ cồn cho phép.

Hồ sơ đã rõ như vậy, nhưng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Hạ Hòa lại cho rằng nguyên nhân chính gây ra tai nạn là bác xe ôm “điều khiển xe mô tô không làm chủ được tốc độ, không quan sát chướng ngại vật phía trước” và quyết định truy tố người này tội danh “vi phạm quy định về điểm khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều  102 Bộ luật Hình sự.

Tòa án không đồng ý với quan điểm này nên ra Quyết định trả hồ sơ cho VKSND để điều tra bổ sung vì “hành vi điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông của Nhàn đã có những căn cứ xác định vi phạm LGTĐB và phạm vào điều 202 Bộ luật Hình sự”.

Cơ quan công tố vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bác xe ôm, không điều tra hành vi phạm tội của “nữ quái xế say xỉn”.

Ngày 24/6/2013, Tòa án huyện Hạ Hòa mở phiên toà xét xử sơ thẩm. Lần này, tòa bất ngờ thay đổi ý kiến so với lần đầu, công nhận cáo trạng của VKSND truy tố bị cáo Tô là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Tòa tuyên phạt bác xe ôm 12 tháng tù, cho hưởng án treo, buộc phải bồi thường cho gia đình người đã bị chết trong vụ tai nạn tổng cộng 92,5 triệu đồng, bao gồm chi phí cấp cứu, mai táng và tiền cấp dưỡng 160 tháng cho con chưa thành niên của người đã chết.

Đối diện với bản án đã tuyên, bác xe ôm gần như đã kiệt quệ tinh thần và sức lực. Trước vụ tai nạn, anh Tô chạy xe ôm tần tảo kiếm ăn qua ngày, vợ anh ở nhà làm ruộng, thu nhập cả gia đình trông chờ vào hai sào ruộng và hai con lợn lái.

Hoàn cảnh gia đình anh đã được UBND thị trấn Hạ Hòa xác nhận đang thuộc hộ cận nghèo. Vụ tai nạn xảy ra đã làm mắt phải anh bị rách giác mạc, long thủy tinh thể, chỉ nhìn được lờ mờ, hễ ra ánh sáng là bị chói. Anh không còn chạy xe ôm được nữa, chỉ ngồi nhà. Tìm đến tòa soạn báo Xa lộ Pháp luật, lời anh nói uất nghẹn: “Oan ức quá”.

Đằng sau bản án đã tuyên phạt, có rất nhiều điểm khác thường. Đầu tiên chính là việc nhận lỗi rồi chối lỗi của chị Nhàn. Tại các bản khai, chị Nhàn đều thừa nhận mình có lỗi trong vụ tai nạn.

Chỉ đến sau thời điểm có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bác xe ôm, chị Nhàn mới bất ngờ quay ngược lời khai: Khẳng định rằng mình có quan sát kỹ trước khi điều khiển xe rẽ trái, đổ hoàn toàn lỗi gây tai nạn cho bác xe ôm.  

Lý giải cho việc thay đổi lời khai, chị Nhàn cho rằng do các bản khai trước mình “không đủ minh mẫn để trả lời”. Thật mâu thuẫn vì tại các bản khai, người này đều khẳng định “đủ tỉnh táo để trả lời câu hỏi”.

Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình từ điều tra, truy tố đến xét xử, các cơ quan tố tụng đều bỏ qua tình tiết rất quan trọng có giá trị làm rõ sự thật vụ án. Đó là lời khai của nhân chứng khẳng định chị Nhàn chạy xe bất ngờ rẽ trái, không xi nhan trong khi có nồng độ cồn vượt mức quy định, phía sau chở người không đội mũ bảo hiểm. Bác xe ôm không khỏi nghi ngờ vụ án có “quyền lực tác động”?

Bất bình trước bản án, người dân thị trấn Hạ Hòa đã làm đơn kiến nghị tập thể, đề nghị minh oan cho bác xe ôm.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm