Lĩnh “án tử” vì có thói quen “cày đêm”
Trên thế giới và ở Việt Nam, ở nhóm những người trẻ tuổi, việc thức khuya 1-2h sáng đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí còn được coi là chuyện bình thường. Các lý do khiến cho mọi người thức khuya thì ngày một nhiều lên: vì công việc, vì học tập, thức khuya để xem phim, chơi điện tử, để tham gia trò chuyện trên các mạng xã hội… Và không ít bi kịch đã xảy ra.
Hotgirl Hải Phòng Đ.H.T đã ra đi mãi mãi ở tuổi 26 vì ung thư dạ dày khiến nhiều người không khỏi xót thương, tiếc nuối. T đã từng có thời gian 5-6 năm thức khuya đến tận sáng, thỉnh thoảng nhịn ăn và uống thuốc giảm cân. Đi khám, cô bị ung thư dạ dày đã ở giai đoạn quá muộn, bác sĩ không thể can thiệp gì do khối u đã di căn nhiều bộ phận, hạch ở toàn bộ ổ bụng chèn ép gây tắc mật. Bệnh nhân cũng bị rối loạn đông máu, thiếu máu trầm trọng, suy nhược cơ thể, vàng da.
Hotgirl mất vì bị ung thư |
Minh Nguyệt, 27 tuổi, giáo viên giỏi cấp thành phố. Cũng vì thế mà công việc của Nguyệt rất bận. Hầu như đêm nào Nguyệt cũng thức tới 1-2 giờ sáng. Lâu dần, Nguyệt mắc bệnh mất ngủ trường diễn. Thời gian gây đây, Nguyệt cảm thấy đầy bụng, đau dạ dày. Sau khi đi bệnh viện, Minh Nguyệt bị ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ cho biết, chính thói quen thức khuya là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư gan của Minh Nguyệt, bởi thức khuya đã làm tổn thương gan nghiêm trọng.
Doanh nhân trẻ Vũ Hùng (Đống Đa, Hà Nội), 32 tuổi liên tục bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi. Vào viện, Vũ Hùng được chẩn đoán bị viêm phúc mạc và kết sỏi mật, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc ruột và phải đưa vào phòng cấp cứu. Khi tiến hành soi dạ dày, kết quả cuối cùng, bác sĩ chuẩn đoán Vũ Hùng bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Sự nghiệp và gia đình đang trên đà thăng hoa thì lĩnh “án tử”, Vũ Hùng hết sức bàng hoàng và suy sụp. Trước khi từ giã cõi đời, Vũ Hùng khuyên các bạn trẻ: “Mọi người nhất định phải chú ý đến sức khỏe, đừng bao giờ thức quá khuya. Cái hại của thức khuya nó không giống thuốc độc là uống vào chết ngay được nên nhiều người chủ quan, coi thường. Rồi có ngày đi ngủ rồi ngủ hẳn luôn không dậy được nữa thì quá muộn màng rồi”.
Thức khuya, mất ngủ xu hướng trẻ hóa
Thói quen thức khuya lâu ngày có thể dẫn tới tình trang mất ngủ: bao gồm các trường hợp thức giấc nửa đêm, ngủ không sâu, khó ngủ hoặc thức dậy sớm. Hiện nay, mất ngủ ngày càng phổ biến, số lượng người đến khám vì chứng mất ngủ đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa (khoảng 25% là người từ 18- 30 tuổi). Mất ngủ có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay địa vị xã hội. Mất ngủ mãn tính là tình trạng kéo dài trên 1 tháng. Thông thường, người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ngày, thường mất từ 30 phút đến 1 tiếng 30 phút mới có thể ngủ được, chất lượng kém, hay bị tỉnh giấc giữa chừng.
"Theo các chuyên gia ở Quỹ Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, mỗi người trưởng thành cần ngủ trung bình 7 - 9 tiếng. Đặc biệt, giấc ngủ cũng cần đủ “chất”, tức là liền mạch, sâu giấc, sáng dậy tỉnh táo, sảng khoái, yêu đời.
Lịch ngủ để phục hồi nội tạng, giữ sức khỏe tốt. |
Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ: Căng thẳng: Áp lực học tập, lo lắng về cuộc sống, đột ngột đối mặt với biến cố cuộc đời; Thức muộn, lạm dụng thiết bị điện tử, tập thể dục muộn; Ăn quá nhiều và quá no vào buổi tối; Bị tác động bởi các yếu tố khách quan: Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian không thoải mái cũng có thể là lý do mất ngủ; Tác dụng phụ của thuốc.
Tác hại của “cày đêm”, mất ngủ sẽ nghiêm trọng như người lờ đờ, mệt mỏi, đau đầu, thiếu sức sống, mất tập trung, nhớ trước quên sau, giảm hiệu suất công việc... Nếu bị lâu dài, đây sẽ là tiền đề cho hàng loạt bệnh lý khác đang chực chờ sẵn và gây hệ lụy cho sức khỏe toàn thân: Làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ. Một công bố trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho thấy, tình trạng này sẽ làm teo não đến 25%. Đặc biệt, đối với người trẻ, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần so với người bình thường.
Người bị bệnh lâu ngày sẽ bị rối loạn tâm lý, khiến người bệnh xoáy vào vòng luẩn quẩn suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần bị trầm cảm, thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém.
Mất ngủ dễ béo phì bởi tình trạng này làm thay đổi hoạt động não bộ, khiến người ta nhanh thấy đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất béo, tinh bột đường.
Khi không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da xấu đi nhanh chóng, kém mịn màng, săn chắc. Từ đó, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ, dễ dị ứng.
Mất ngủ khiến người bệnh còn dễ mắc nguy cơ bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư vú.
Thường xuyên khó ngủ, không liền mạch sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, nhịp tim và huyết áp tăng cao. Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tim mạch châu Âu, bệnh mất ngủ làm tăng 48% nguy cơ tử vong do tim và các bệnh mạch vành.
Cần “huấn luyện” bản thân ngủ trước 23 giờ
Phòng ngừa mất ngủ, ngủ muộn là điều hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ: Tạo lịch ngủ khoa học: “huấn luyện” bản thân lên giường và dậy vào một giờ nhất định. Thời gian ngủ tốt nhất là trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng. Chú trọng không gian ngủ: Không gian cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, tối và yên tĩnh nhất có thể. Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi lên giường. Một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… cần hạn chế sử dụng trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể uống thức uống tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: Một cốc nước ấm, pha chút mật ong hoặc chanh tươi sẽ giúp đầu óc nhẹ nhàng và thư thái.
Không nên sử dụng điện thoại, tivi, máy tính vì chúng sẽ làm mất ngủ về đêm nặng nề hơn. Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, erobic, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… mỗi ngày ít nhất 30 phút để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.