Cuộc chiến ở Afghanistan đã 'rót' 2 tỷ USD vào két của 5 công ty vũ khí hàng đầu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo ước tính của Dự án Chi phí Chiến tranh tại Đại học Brown ( ở Providence, Rhode Island, Mỹ), cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ đã khiến người nộp thuế của Mỹ thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD, bên cạnh đó dẫn đến cái chết của 2.324 quân nhân Mỹ, 4.007 nhà thầu Mỹ và 46.319 dân thường Afghanistan.
Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ ở Afghanistan đã khiến những người nộp thuế Hoa Kỳ thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD. Ảnh: AFP
Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ ở Afghanistan đã khiến những người nộp thuế Hoa Kỳ thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD. Ảnh: AFP

Theo thông tin chi tiết mới về chi tiêu chiến tranh của Mỹ, Quốc hội Mỹ đã trao 2,02 nghìn tỷ USD cho 5 công ty vũ khí hàng đầu của Mỹ - Raytheon, Lockheed Martin, General Dynamics, Boeing và Northrop Grumman - từ năm 2001 đến năm 2021. Và từ năm 2002 đến năm 2020, tài trợ của liên bang cho năm công ty vũ khí đó đã tăng 188%.

Stephen Semler, đồng sáng lập của Viện Cải cách Chính sách An ninh, trong một báo cáo cho biết năm nhà thầu quân sự “ăn" khoảng 1/5 tổng số tiền hợp đồng liên bang và khoảng một phần ba số tiền hợp đồng của Bộ Quốc phòng (DOD) hàng năm”.

Một tổng hợp dữ liệu từ các tiết lộ về vận động hành lang được lưu trữ tại Open Secrets, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ theo dõi dòng tiền trong hoạt động chính trị Hoa Kỳ, cho thấy, năm công ty này đã chi hơn 1,1 tỷ đô la cho vận động hành lang từ năm 2001 đến năm 2021, khi Hoa Kỳ kiểm soát quân sự tại Afghanistan đến khi từ bỏ đất nước này.

Theo một báo cáo trên tạp chí Responsible Statecraft, các công ty này cuối cùng đã kiếm được 1.813 đô la trên mỗi đô la chi tiêu cho vận động hành lang để lấy được các hợp đồng của Lầu Năm Góc.

Một bài báo hồi tháng 2 được đồng xuất bản bởi Responsible StatecraftThe Daily Beast cho thấy, sức ép của các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ trong việc kéo dài thời hạn rút quân khỏi Afghanistan như thế nào.

Mandy Smithberger, Giám đốc Trung tâm Thông tin Quốc phòng thuộc Dự án Giám sát Chính phủ, cho biết trong báo cáo: “Một trong những vấn đề trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của chúng tôi là tất cả các lời khuyên đều bị chi phối bởi những người "kiếm được lợi" trong việc tiếp tục chiến tranh”.

Nhưng những con số này là nhỏ so với hơn 1 tỷ đô la được chi để tác động đến các nhà hoạch định chính sách thông qua vận động hành lang, dẫn đến các hợp đồng liên bang khổng lồ và lợi nhuận vượt trội cho chủ sở hữu kho vũ khí.

Jon Schwarz trong một bài báo đăng trên The Intercept vào tháng trước cho biết cổ phiếu quốc phòng đã vượt trội hơn thị trường chứng khoán tổng thể 58% trong cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan.

“10.000 đô la cổ phiếu được chia đều cho năm nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ vào ngày 18/9/2001 - ngày Tổng thống George W. Bush ký Lệnh sử dụng lực lượng quân sự để đối phó với vụ tấn công khủng bố 11/9 - và tái đầu tư tất cả cổ tức (đã trị giá 97.295 đô la)”, báo cáo cho biết.

Một báo cáo gần đây của Tổng thanh tra đặc biệt Hoa Kỳ về tái thiết Afghanistan (Sigar) về bảng cân đối kế toán rộng hơn cho cuộc can thiệp quân sự vào Afghanistan đã chỉ ra: “Nếu mục tiêu là xây dựng lại và để lại một quốc gia có thể tự duy trì và ít đe dọa đến lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thì bức tranh tổng thể ở Afghanistan là ảm đạm".