Với biến thể Omicron hiện đã có mặt tại 57 quốc gia, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cảnh báo tại một cuộc họp báo rằng nó có thể lây lan nhanh hơn các biến thể trước đó.
Ông nói: “Chúng ta đang bắt đầu thấy một bức tranh nhất quán về sự gia tăng nhanh chóng trong tốc độ lây nhiễm (tỷ lệ), mặc dù hiện tại, tỷ lệ gia tăng chính xác so với các biến thể khác vẫn còn khó định lượng.
Dữ liệu mới nổi từ Nam Phi cho thấy nguy cơ tái nhiễm Omicron tăng lên, nhưng cần thêm dữ liệu để đưa ra kết luận chắc chắn hơn".
Mặc dù một số bằng chứng có thể cho thấy Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với biến thể Delta trước đó, nhưng vẫn còn sớm để đưa ra bất kỳ kết luận cuối cùng nào, các chuyên gia của WHO cho biết.
Bản chỉ dẫn Trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Manchester, Anh. Ảnh: Tân Hoa Xã (chụp ngày 6/12/2021) |
Theo Mike Ryan, Giám đốc điều hành của Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO, mặc dù bản chất tiến hóa của virus khiến nó dễ lây lan hơn khi nó đột biến, nhưng điều này không nhất thiết làm cho virus ít nghiêm trọng hơn, như một số "ý thuyết đã gợi ý". Ông nói, liệu một đột biến có trở nên nhẹ hơn hay gây chết người hơn hay không là một vấn đề may rủi.
Khi các nghiên cứu về biến thể COVID-19 mới nhất đang được phát triển, WHO cho biết họ vẫn cần vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để dữ liệu dịch tễ học toàn cầu được đưa ra, được phân tích và sau đó đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào.
Và "vẫn còn quá sớm để nói rằng Omicron có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của vaccine", theo Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan nhấn mạnh.
WHO đã kêu gọi tất cả các quốc gia tăng cường giám sát, xét nghiệm và giải trình tự, đồng thời gửi thêm dữ liệu lên Nền tảng Dữ liệu Lâm sàng của WHO bằng cách sử dụng biểu mẫu báo cáo trường hợp trực tuyến cập nhật để có thể có những kết luận chính xác về Omicron và đại dịch.