Đại dịch Covid: Dân tộc ta đã chiến thắng một trận chiến không ngừng nghỉ, đầy cam go và thử thách

(PLVN) - Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chiều 16/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: Dân tộc ta đã chiến thắng một trận chiến không ngừng nghỉ, đầy cam go và thử thách
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tinh thần của báo chí là “phò chính, diệt tà”

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19: “Rất hoan nghênh Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi Hội nghị Sơ kết công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Tôi đã xem triển lãm tranh, ảnh ở trong hội trường này, nghe các tác phẩm viết về công tác phòng, chống dịch Covid-19, xem phóng sự và rất nhiều tư liệu quý, điều này đã nói lên sự đóng góp to lớn, nhiều ngày của lĩnh vực truyền thông, thông tin, báo chí.

Một tầm vóc  của Việt Nam trong chống dịch đã được thể hiện qua những tác phẩm, ấn phẩm sẽ để lại mãi mãi với thời gian. Và dưới một góc nhìn khác, vai trò của truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng, là một phần quyết định sự thành bại của bất cứ sự kiện nào của dân tộc. Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động".

"Buổi sơ kết hôm nay có ý nghĩa sâu xa về cách làm, tổ chức thực hiện công việc sau này.  Tôi cũng Rất vui mừng vì trong đợt dịch vừa qua có sự đóng góp của Lãnh đạo ban tuyên giáo, các TBT, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, ca sĩ, phóng viên. Đây là lực lượng nòng cốt, đóng góp những tư liệu quý trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua”, Thủ tướng cho hay.

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ của các cấp các ngành chưa bao giờ tốt

Chúc mừng báo chí nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của báo chí là “phò chính, diệt tà”, vượt qua khó khăn trước ảnh hưởng của mạng xã hội để đứng vững.

như thế, không ngại khó, không ngại khổ. Việt Nam đã chia sẻ khẩu trang, đồ bảo hộ đến thế giới trong lúc thế giới còn khó khăn... Phối hợp với WHO để  chia sẻ những kinh nghiệm chống dịch.

"Chúng ta đi trước thời gian, từ ngày mùng 3 Tết chúng ta đã chỉ đạo đưa ra những quyết sách, nếu cứ ăn tết đến mùng 6 mới họp thì rất là nguy hại. Vì lẽ đó mà chúng ta đã có được những thành quả tốt, Việt Nam là 1 trong số ít các nước bắt đầu đến tiến trình bình thường mới sau đại dịch sớm nhất thế giới. Tôi thấy rất là tự hào. Chúng ta không thể không đón bà con về được đó là cái nhân văn, đó là văn hóa Việt Nam", Thủ tướng cho biết.

 

Báo cáo công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương cho biết, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tính đến 6h ngày 16/6, Thế giới ghi nhận 8.108.641 trường hợp mắc tại 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 438.583 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam ghi nhận 334 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 323 bệnh nhân đã điều trị khỏi, đặc biệt, chưa có trường hợp tử vong. Liên tiếp 61 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng. Kết quả này đã được thế giới ghi nhận và đánh giá rất cao.

"Những thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua thể hiện rõ sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19", ông Hùng nhấn mạnh.

Trong thời gian vừa qua, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đa dạng với tất cả các hình thức truyền thông như truyền thông trên báo chí,  truyền thông qua tin nhắn SMS, truyền thông trên tất cả các loại hình mạng xã hội, sử dụng các ứng dụng trên nền tảng internet, truyền thông tại cơ sở, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng… các cơ quan báo chí, các cơ quan thông tin địa chúng đã mở chuyên trang, chuyên mục, hàng ngàn tin, bài tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đánh giá chung về công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19, ông Hùng cho hay: Công tác phổ biến, quán triệt triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 được các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện nghiêm túc. Công tác chỉ đạo và định hướng thông tin về Covid-19 đã thực sự đi trước một bước đảm bảo nhanh, kịp thời với nhiều hình thức, kênh thông tin, tuyên truyền đa dạng, phong phú. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai quy mô, bài bản với sự tham gia chủ động, thông nhất của nhiều lực lượng. Các thông tin đối ngoài được triển khai chủ động, đồng bộ, tạo hiệu ứng lan tỏa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: Đại dịch Covid-19 xảy ra trong bối cảnh rất đặc biệt đối với đất nước chúng ta.

"Trước thềm kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi kính chúc các đồng chí - những người đã góp phần quan trọng viết lên trang sử chiến thắng đại dịch, sức khỏe, hạnh phúc và thành công", Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thanh Long

Trong một năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, nhưng cả đất nước, cả dân tộc đã bắt đầu cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19 từ rất sớm, ngay trong những ngày Tết nguyên đán; và dân tộc ta đã chiến thắng một trận chiến không ngừng nghỉ, đầy cam go và thử thách.

Với một ý chí quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, một tinh thần “sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân” đã là động lực chính khơi nguồn cho sức mạnh chiến thắng đại dịch. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; sự tham mưu chiến lược về chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế đã góp sức để có được chiến công này.

"Trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng, chống đại dịch Covid-19, với quan điểm việc cung cấp thông tin phải đảm bảo “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác và Tin cậy”, chúng ta đã huy động sức mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam, phát huy hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, huy động các lực lượng, các phương tiện, kết hợp truyền thống và hiện đại. Đồng thời sử dụng triệt để các hình thức tạo ra chiến dịch truyền thông với những dấu ấn thật sự ấn tượng đó là việc chiếm lĩnh và chủ đạo của truyền thông chính thống; Tận dụng triệt để ưu thế truyền thông 4.0; Dấu ấn truyền thông toàn dân; Dấu ấn truyền thông đối ngoại, trung thành bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái;  Chiến dịch của sự đoàn kết, sẻ chia và đồng lòng, đồng sức; Sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhân sỹ, người nổi tiếng của giới văn nghệ sỹ", Thứ trưởng Long nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng việc phối hợp thực hiện đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên các chiến tuyến, trận tuyến đã mang lại thắng lợi trong cuộc chiến truyền thông phòng, chống dịch và góp phần vào thành tích chung trong việc kiểm soát đại dịch. 

Tiếp tục thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian

Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, cần có cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho báo chí sau khi quy hoạch.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã quyết định thưởng 1 tỷ đồng cho tất cả các tờ báo tham gia thực hiện nhiệm vụ truyền thông, thông tin về Covid-19; đồng thời tại Hội nghị, 18 tập thể đã được nhận bằng khen của Thủ tướng.

tới của truyền thông: "Trước hết cần phải làm tốt những biện pháp thông tin truyền thông trong thực hiện, truyền thông phải nhân rộng người tốt việc tốt công ty tốt, góp phần đưa nền kinh tế bật lên. Nhiệm vụ của truyền thông rất lớn. Chủ động thực hiện tốt tuyên truyền đối ngoại, chúng ta phải đưa tin, phải truyền thông để báo chí nước ngoài biết được, biến Việt Nam thành một môi trường an toàn". 

Còn theo ông Lê Mạnh Hùng, phương hướng nhiệm vụ của công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới là việc cần tiếp tục "nhiệm vụ kép" vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vừa triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảo an sinh xã hội, an nình trật tự và hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Đặc biệt, theo ông Hùng, cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thế các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên; Thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền; Phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức chiến đấu của các cơ quan báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành. Chủ động tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại qua các kênh của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nắm chắc tình hình tư tưởng, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo liên quan đến tình hình dịch bệnh. tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, cập nhật kiến thực về phòng, chống dịch bệnh./.

Đọc thêm