Đại diện 20 nước thảo luận về khoa học hệ thống tại Hải Phòng

Ngày 15 – 19/7, tại Hải Phòng, Hiệp hội quốc tế về khoa học hệ thống đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ 57. Hội thảo quốc tế đã thu hút 135 nhà khoa học đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ, thảo luận các chủ đề áp dụng tư duy hệ thống để phát triển bền vững. Hội thảo do giáo sư Alexander Laszlo - Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về khoa học hệ thống chủ trì.

Từ ngày 15 – 19/7, tại Hải Phòng, Hiệp hội quốc tế về khoa học hệ thống đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ 57. Hội thảo quốc tế đã thu hút 135 nhà khoa học đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ, thảo luận các chủ đề áp dụng tư duy hệ thống để phát triển bền vững. Hội thảo do giáo sư Alexander Laszlo - Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về khoa học hệ thống chủ trì.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Đan Đức Hiệp – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban chỉ đạo Hội nghị quốc tế thường niên về khoa học hệ thống lần thứ 57 (ISSS Hải Phòng 2013) đặt vấn đề, từ ứng dụng thành công phương pháp tư duy hệ thống để phát triển du lịch ở quần đảo Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới, Hải Phòng hướng tới xây dựng mô hình Phòng thí nghiệm học tập cho sự phát triển bền vững, được các nhà khoa học thế giới đánh giá cao.

Hải Phòng đã ứng dụng phương pháp tư duy hệ thống để phát triển du lịch ở quần đảo Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mới đây, Hải Phòng đã có Đề án tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, lựa chọn mô hình tăng trưởng cho giai đoạn 2020, tầm nhìn 2050 với mục tiêu phát triển bền vững; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng với môi trường và các vấn đề xã hội.

Đặc biệt, khai thác lợi thế kinh tế biển và du lịch, khai thác lợi thế Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà với phát triển du lịch xanh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hải Phòng mang đến Hội thảo chuyên đề “Xây dựng Cát Bà thành mô hình Phòng thí nghiệm học tập đầu tiên trên thế giới”. Đây là mô hình hệ thống nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho tất cả thành viên, gồm: các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, người dân địa phương (người hưởng lợi hoặc chịu ảnh hưởng) cùng cộng tác để tìm ra các giải pháp, các quyết định tạo ra sự phát triển bền vững.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Đan Đức Hiệp nêu bật quy trình xây dựng, áp dụng Phòng thí nghiệm học tập vào thực tiễn theo chu trình 7 bước: xác định các vấn đề liên quan; đào tạo, nâng cao năng lực, hiểu biết về tư duy hệ thống; xây dựng mô hình hệ thống sơ bộ; xác định điểm nhấn, điểm đòn bẩy; xây dựng các mô hình quản lý; thực hiện; bài học kinh nghiệm.

Tại Hội thảo, Hải Phòng cùng đề xuất các mô hình cụ thể vận dụng phương pháp tư duy hệ thống nghiên cứu phát triển trong việc xây dựng thành phố kinh tế sinh thái phát triển bền vững.

Hội thảo quốc tế được tổ chức thường niên, sau hai hội thảo thường niên, Hiệp hội quốc tế về khoa học tư duy hệ thống tổ chức Hội nghị quốc tế thường niên về khoa học hệ thống.

Giáo sư Alexander Laszlo bày tỏ, lựa chọn Hải Phòng là TP đầu tiên trên thế giới được quản lý bằng phương pháp tư duy hệ thống và Phòng thí nghiệm học tập, chính là dịp để các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng thành công từ mô hình Hải Phòng sang các địa phương khác trên toàn thế giới. Giáo sưAlexander Laszlo mong muốn mô hình này sẽ giúp Hải Phòng kết nối khoa học với cuộc sống.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng hy vọng, Hội nghị quốc tế về khoa học hệ thống là cơ hội để các nhà khoa học trên thế giới đóng góp ý kiến cho Hải Phòng xây dựng các môt hình phát triển cho tương lai, giúp lãnh đạo, người dân Hải Phòng nâng cao nhận thức, áp dụng lý thuyết tư duy hệ thống vào các mô hình phát triển, vào cuộc sống.

Linh Nhâm

Đọc thêm