Đầu tư cho phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Đầu tư xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển”, câu nói này của Thủ tướng Phạm Minh Chính được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhắc lại tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Định hướng xây dựng, hoàn thiện, hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.
 Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Định hướng xây dựng, hoàn thiện, hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Định hướng xây dựng, hoàn thiện, hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.

Nó không chỉ là xác định nhiệm vụ mà là quan điểm chỉ đạo; không chỉ là vi mô mà còn là vĩ mô.

Một trong những nội dung được nêu ra tại Hội thảo nói trên là tập trung làm rõ các chủ trương, đường lối về xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức và thi hành pháp luật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng mà trọng tâm là hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước.

Các từ khóa “đồng bộ thể chế”, “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”... không còn là mới mẻ vì nhiệm vụ này được nêu ra qua rất nhiều kỳ Đại hội, tuy nhiên luôn mới trên bàn nghiên cứu, cũng như cuộc sống thúc ép. Rõ ràng là nỗ lực thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng luật pháp, dù chúng ta đã rất nhiều nỗ lực, tuy nhiên cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng yêu cầu.

Sau hơn 70 năm hình thành và phát triển, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại như không ít văn bản quy phạm pháp luật có sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu cân đối, đồng bộ.

Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra các mục tiêu phát triển cho từng giai đoạn rất cụ thể. Để thực hiện được, yêu cầu đặt ra phải đổi mới mạnh mẽ tư duy trong xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đồng thời, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật cần bảo đảm nguồn lực, lấy chính quyền cơ sở là hạt nhân, lấy người dân là trọng tâm cũng là chủ thể thụ hưởng trong xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, cần phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương hướng, các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Bởi chỉ khi làm tốt công tác này thì chúng ta mới khai thác hết dư địa, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước.

Đọc thêm