Đề án sách giáo khoa - Chuyện đại sự, không nên so đo kinh tế?

(PLO) - Đồng tình với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, xã hội hóa việc biên soạn sách, nhưng việc để bộ giáo dục cũng tham gia biên soạn một bộ sách liệu có tạo được sự công bằng với các đơn vị còn lại? Theo Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Phạm Vũ Luận, sự công bằng không phải chỉ tính trên cơ sở tài chính kinh tế.
Phát biểu trong phiên họp sáng nay (20/11) của Kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết một thực tế đáng lo ngại trước đề án đổi mới sách giáo khoa là việc biên soạn SKG ở các nước được tổ chức rất chuyên nghiệp, nhưng ở  VN vẫn chưa có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, chưa có bộ máy tổ chức chuyên sâu về công  tác này. 
Cách làm của chúng ta là huy động các nhà giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học để tham gia xây dựng chương trình sách giáo khoa. Để từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục đã cử các chuyên gia đi học để nghiên cứu, khi đủ điều kiện sẽ báo cáo CP cho  thành lập viện nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa. 
Song song với đó, Bộ trưởng cho biết cũng đang tiến hành bồi dưỡng kiến thức về biên soạn chương trình sách giáo khoa nói chung, và nhất là chương trình sách giáo khoa theo cách tiếp cận năng lực cho các giáo viên, cán bộ khoa học – những người đang được đặt kỳ vọng sẽ tham gia vào viêc biên soạn sách. Bộ cũng đã tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ giáo dục, các trường ĐH, các viện nghiên cứu về chương trình SGK của các nước có nền giáp dục tiên tiến.
Về vấn đề giao cho Bộ giáo dục biên soạn 1 bộ sách đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng biên soạn các bộ sách khác theo hình thức xã hội hóa, có nảy sinh sự bất công, theo kiểu tạo lợi thế cho bên "vừa đá bóng, vừa thổi còi?
 Bộ trưởng Bộ giáo dục biện minh: Việc biên soạn sách giáo khoa rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ. thực tế của những lần làm sách trước đây cho thấy  lực lượng tham gia biên soạn sách giáo khoa không nhiều. Nguyên nhân của nó là do yêu cầu về tính  khoa học, thời gian tập trung cho việc viết sách rất dài dài, và sự đãi ngộ chưa thỏa đáng. Lần này,theo dự báo của Bộ trưởng, lực lượng còn ít hơn, vì cúng ta làm theo cách mới, không giống trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Do đó CP giao Bộ Giáo dục biên soạn 1 bộ sách, đồng thời khuyến khích các cá nhân, tổ chức khác tham gia làm bộ khác  là để CP chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra, lường trước khả năng sẽ không có được một bộ sách tốt từ phương pháp xã hội hóa. 
Bộ trưởng khẳng định: "Tuyệt nhiên không có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Phương án xã hội hóa sách giáo khoa chính là do Bộ Giáo dục đề xuất, Chính phủ thảo luận quyết đinh trình Quốc hội"
Ông Luận cũng khẳng định: Trong lịch sử, Bộ Giáo dục – Đào tạo chưa bao giờ trực tiếp viết sách giáo khoa và cũng sẽ không trực tiếp viết sách giáo khoa. Việc viết sách giáo khoa, biên soạn chương trình là do các nhà giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia. Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện lựa chọn nhân sự và tập huấn bổ sung những thông tin cần thiết khi viết sách; ban hành những văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quá trình biên soạn, thẩm định, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho nhóm viết sách…
Còn việc thẩm định cũng là do hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực này nhưng không tham gia viết sách. Các thành viên này do nhiều cơ quan hữu quan giới thiệu… và họ không tham gia viết sách,
“Đây là một hội đồng đọc lập, không phải là những cán bộ của Bộ giáo dục và đào tạo” – Bộ trưởng khẳng định. 
Có ý kiến lo ngại rằng: Bộ giáo dục tổ chức biên soạn sách, sẽ dùng tiền ngân sách nhà nước, điều đó có bất công so với công tác biên soạn của các tổ chức xã hội hóa, trong khi đó, việc biên soạn một bộ sách tốn kém một khoản kinh phí không nhỏ, cơ chế như vậy sẽ khiến các đối tượng  muốn tham gia biên soạn sách cảm thấy bất công? Bộ trưởng cho rằng: “Quyết định một sự hệ trọng mà chỉ tính toán so đo vào sự bình đẳng kinh tế là không nên. Có nhiều giải pháp để tính tới sự công bằng.” Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng đây là vấn đề sẽ phải nghiên cứu cẩn trọng.
Về tính khả thi của sự đổi mới sách giáo khoa trong công cuộc cải cách giáo dục, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Để đổi mới toàn diện, căn  bản, CP còn có 18 đề án liên quan đến giáo dục, trong đó có đề án về cơ sở vâc, đề án giáo viên, đề án về các trường sư phạm… Với những thử nghiệm trong thời gian gần đây, Bộ trưởng tin tưởng vào những đổi mới của ngành giáo dục. 

Đọc thêm