Đề xuất chuyển KCX Tân Thuận thành khu dịch vụ khách sạn, thương mại

0:00 / 0:00
0:00
Nguyên lãnh đạo TP.HCM đề xuất điều chỉnh KCX Tân Thuận thành khu dịch vụ văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao, làm "hậu cần" cho trung tâm tài chính Thủ Thiêm.
Đề xuất chuyển KCX Tân Thuận thành khu dịch vụ khách sạn, thương mại

Nguyên lãnh đạo TP.HCM đề xuất điều chỉnh KCX Tân Thuận thành khu dịch vụ văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao, làm "hậu cần" cho trung tâm tài chính Thủ Thiêm.

Sau 25 năm thành lập, quận 7 từ một vùng đầm lầy hoang sơ với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nay phát triển mạnh mẽ nhất khu nam TP.HCM với khu đô thị Phú Mỹ Hưng 400 ha, khu chế xuất Tân Thuận 300 ha.

"Quận 7 cần được định hướng phát triển rộng lớn hơn chứ không dừng lại ở khu nam hay trong lòng TP.HCM", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói trong Hội thảo khoa học Chiến lược phát triển quận 7 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Bàn đến vị trí của Khu chế xuất Tân Thuận - nơi được xem là trụ cột tạo dựng lên quận 7, ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, đặt vấn đề: "Khu chế xuất Tân Thuận nên được tiếp tục duy trì định hướng sản xuất công nghiệp xuất khẩu hay để 300 ha đất ở giữa nội thành mới, có xung lực mới, tạo ra sự bứt phá mới cho sự phát triển của thành phố sau 30 năm ra đời?".

Ông đề xuất nghiên cứu điều chỉnh chức năng khu chức năng Tân Thuận sang khu dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao để làm "hậu cần" cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.

Chu tich TP.HCM: Dat muc tieu quan 7 la diem den hap dan tren the gioi anh 1

Nguyên Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua. Ảnh: Hà Khánh.

Khi đó, những nhà máy, trong đó có nhiều nhà máy thâm dụng lao động ở khu chế xuất sẽ được chuyển dịch nhường chỗ cho các trường học, bệnh viện, nhà hát, trung tâm thương mại, khách sạn… có chất lượng cao.

"Chọn hướng phát triển nêu trên không có gì mâu thuẫn, gây trở ngại với mục tiêu dịch vụ - thương mại - xây dựng - công nghiệp. Trái lại, 'quả đấm' của sự chuyển dịch sang dịch vụ của khu chế xuất sẽ tạo sự đột phá mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ của quận 7", ông Đua nhận định.

Đưa ra cái nhìn tổng quan hơn, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nhìn nhận hạn chế của quận 7 là chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Các doanh nghiệp hình thành nhưng hầu như còn nhỏ, ngành công nghiệp phát triển sớm nhưng đã lạc hậu so với những nơi đi sau.

Bên cạnh việc thu hút đầu tư theo quy hoạch còn chậm, khó khăn nổi bật của quận 7 vẫn là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng. Đặc biệt là giao thông kết nối quận 7 với quận 4 và khu trung tâm TP.HCM.

Chu tich TP.HCM: Dat muc tieu quan 7 la diem den hap dan tren the gioi anh 2

Đường Nguyễn Văn Linh kẹt xe vào dịp cao điểm. Ảnh: Phạm Ngôn.

Nguyên phó Bí thư Thành ủy Phạm Phương Thảo nhìn nhận tương tự mô hình đô thị Phú Mỹ Hưng, việc quy hoạch và quản lý quy hoạch quận 7 cần tạo giao thông kết nối với quận 4, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu trung tâm TP.HCM.

"Đây là điểm còn khó khăn. Người dân thích ở quận 7 nhưng lại sợ nhất giao thông", bà Phạm Phương Thảo nói.

Chu tich TP.HCM: Dat muc tieu quan 7 la diem den hap dan tren the gioi anh 3

Cầu Phú Mỹ nối TP Thủ Đức và quận 7. Ảnh: Lê Quân.

Nguyên Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua cũng nhìn nhận ở một số phường trên địa bàn vẫn còn nhiều khu phố có tỷ lệ nhà lụp xụp cao, đất dành cho giao thông, cây xanh rất thấp.

Theo ông Đua, vấn đề của quận 7 là tìm được hệ số sử dụng đất hợp lý, cùng mật độ xây dựng, quy mô dân cư phù hợp. Nếu cầu Thủ Thiêm 4 được ưu tiên, công trình sẽ giảm tải cho cầu Phú Mỹ, cầu Tân Thuận, Kênh Tẻ, tạo sự tương tác phát triển đồng bộ Thủ Thiêm với tư cách Trung tâm tài chính quốc tế và không gian phát triển mềm.

Đọc thêm