Điều chỉnh mức phạt theo biến động giá

 Thực tế xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) thời gian qua theo Pháp lệnh XLVPHC cho thấy, tình hình VPHC vẫn diễn ra phức tạp, trong khi các qui định của pháp luật còn chưa đáp ứng. Nhìn chung hình thức xử phạt thiếu đa dạng, thủ tục chưa thật sự đảm bảo công khai, thiếu vắng một số yêu cầu về mặt pháp lý trong quá trình xem xét ra quyết định XLVPHC…, làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống VPHC.
Thực tế xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) thời gian qua theo Pháp lệnh XLVPHC cho thấy, tình hình VPHC vẫn diễn ra phức tạp, trong khi các qui định của pháp luật còn chưa đáp ứng. Nhìn chung hình thức xử phạt thiếu đa dạng, thủ tục chưa thật sự đảm bảo công khai, thiếu vắng một số yêu cầu về mặt pháp lý trong quá trình xem xét ra quyết định XLVPHC…, làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống VPHC.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự hành chính (Bộ Tư pháp), trên thực tế hình phạt phụ còn nặng hơn, có tác dụng răn đe hơn hình phạt bổ sung, nên dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính đã đưa thêm một số hình phạt bổ sung mới, như lao động công ích tại cộng đồng, học lại một số qui định pháp luật bị vi phạm… để tăng hiệu lực của hoạt động XLVPHC

Dù trong dự thảo, mức phạt cao nhất được qui định lên đến 2 tỷ đồng nhưng vẫn bị đánh giá là “chưa thấm vào đâu”. Song, “luật không đứng im mà sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với thực tế” nên trước mắt, với mức phạt đối với các nhóm hành vi tăng 3 - 5 lần so với qui định hiện hành, hy vọng cũng sẽ khắc phục được tình trạng “phạt cho tồn tại”.

Đặc biệt, mức phạt tiền sẽ được điều chỉnh tùy vào tình hình biến động của giá cả và sự thay đổi chức danh của những người có thẩm quyền xử phạt. Theo đó, nếu Quốc hội ra Nghị quyết xác định trượt giá 20%, Chính phủ sẽ điều chỉnh mức phạt tiền trong XLVPHC cho phù hợp. Điểm mới này trong dự thảo cũng góp phần để các qui định XLVPHC phù hợp với yêu cầu xử lý nhanh, nhạy, đáp ứng yêu cầu quản lý HC.

Huy Anh

Đọc thêm