Điều chỉnh quy hoạch là ứng xử văn hóa

Thời gian qua, nhiều địa phương, bộ ngành đã có những điều chỉnh hợp lý về quy hoạch theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về tái cơ cấu kinh tế, sát nhập, giải thể để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hợp lý hoá, định hướng đúng cho sự phát triển không chỉ các tập đoàn kinh tế mà còn các dự án kinh tế, xã hội.  

Thời gian qua, nhiều địa phương, bộ ngành đã có những điều chỉnh hợp lý về quy hoạch theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về tái cơ cấu kinh tế, sát nhập, giải thể để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hợp lý hoá, định hướng đúng cho sự phát triển không chỉ các tập đoàn kinh tế mà còn các dự án kinh tế, xã hội.

Một số địa phương trong đó có Hà Nội đã mạnh dạn tập trung rà soát các dự án về kinh tế, xã hội tạo ra sự cân đối, thông thoáng, khoa học giữa dân tộc và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Mở đầu là sự kiểm tra, đánh giá các công trình Chào mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long.
Qua đó, hạn chế sự phát triển, phình to của các dự án thiếu hiệu quả, có dư luận: chiếm đất xây nhà để bán, cho thuê là chủ yếu, ở những vị trí đắc địa, “khu đất vàng”, gây ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư, làng nghề; làm ảnh hưởng cảnh quan khu đô thị, gây mất mỹ quan nơi văn hoá tâm linh; chú trọng chuyển dời các cơ quan hành chính lớn, trung tâm đào tạo, học viện, trường đại học, cơ sở y tế, bệnh viện lớn ra ngoại ô...lấy lại đất để xây dựng vườn hoa, bãi để xe, nhà mẫu giáo,...
Đó là công việc khó khăn, đòi hỏi sự tập trung, quyết liệt chỉ đạo, đồng tâm hiệp lực của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân nơi có các dự án di dời hoặc triển khai, tránh trường hợp dự án không có hiệu quả, “dự án treo”, loại “đổi đất lấy hạ tầng” có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ẩn chứa nhiều tham nhũng, lừa đảo. Đặc biệt, phải xem xét các dự án không hợp lý về không gian, thiên về lợi nhuận có xu hướng lấn át các khu di tích văn hoá, lịch sử lâu đời...; làm ảnh hưởng đến du lịch tâm linh và phát triển văn hóa cội nguồn.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố cũng đang gấp rút xem xét việc một dự án vui chơi, giải trí, nhà nghỉ làm ảnh hưởng đến lối vào tòa nhà của Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, Dự án nghỉ ngơi, vui chơi này dù được xem là công trình trọng điểm 1.000 Thăng Long mà đến nay vẫn chưa khởi công? Với một khu văn hóa tâm linh: Chùa Non, Học viện Phật giáo Việt Nam và công trình Tượng đài Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận Lễ hội Đền Gióng là di sản phi vật thể, TP.Hà Nội sẽ có điều chỉnh quy hoạch.  
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, đã khẳng định: “Ở Thủ đô, nếu phải lựa chọn giữa kinh tế và văn hóa thì phải ưu tiên lựa chọn văn hóa”... Ông Hà Văn Núi - Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam - cũng ủng hộ việc TP.Hà Nội có những quyết đáp điều chỉnh quy hoạch, tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, trong đó có khu di tích Đền Sóc: “Chúng tôi coi đây là một việc làm rất cần thiết... Nay có thêm công trình Học viện Phật giáo tạo nên cụm văn hóa tâm linh độc đáo, không chỉ là niềm tự hào của Hà Nội, mà còn có tầm quốc gia, quốc tế. Đây là cụm văn hóa tâm linh khá độc đáo.

Tuy nhiên, đã là khu di tích văn hóa tâm linh thì phải gắn với các hoạt động du lịch, dịch vụ, mới thu hút du khách. Nhưng, với quy hoạch khu này để làm nhà nghỉ cuối tuần, khách sạn, biệt thự thì phải lùi ra xa khu tâm linh, để tạo khoảng không gian đệm giữa khu tâm linh với khu giải trí, nghỉ dưỡng. Tôi nghĩ rằng, UBND TP.Hà Nội nên điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp...”.

Chúng ta từng biết đến quyết định quyết liệt của UBND tỉnh Khánh Hòa trong việc giải toả, di dời Khu Resot Ana Mandara với diện tích 26.000m2 ở đường Trần Phú, để cho cảnh quang mặt biển hiền hoà, tươi đẹp toả sáng... Đó là một bài học quý về sự ứng xử giữa phát triển kinh tế và văn hóa.
Hoàng Dân

Đọc thêm