Điều gì đã làm nên "hương vị" văn hóa Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Thuật ngữ "As American as apple pie" thường dùng để miêu tả những điều vốn là đại diện tiêu biểu cho văn hóa của nước Mỹ. Vì vậy hễ khi nhắc đến quốc gia này, người ta sẽ nói: "As American as apple pie".

Điều gì đã làm nên "hương vị" văn hóa Mỹ?

Mỹ là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới với dân số hơn 330 triệu người. Ngoài những người Mỹ bản địa đã sống trên lục địa, dân số của Mỹ được xây dựng dựa trên những người nhập cư từ các quốc gia khác nhau.

Chính vì điều này, Mỹ là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới. Văn hóa Mỹ đã được định hình bởi nền văn hóa của người Mỹ bản địa, người Mỹ Latinh, người châu Phi và người châu Á. Đôi khi, Mỹ được mô tả như một "nồi lẩu thập cẩm", trong đó các nền văn hóa khác nhau đã đóng góp những "hương vị" riêng biệt của họ.

Cũng như các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới đã ảnh hưởng đến văn hóa Mỹ, ngược lại văn hóa Mỹ cũng ảnh hưởng đến thế giới rất nhiều. Dưới đây là một góc nhìn thú vị về nền văn hóa Mỹ.

Ngôn ngữ

Mỹ không có ngôn ngữ chính thức. 90% dân số Mỹ nói tiếng Anh và hầu hết các hoạt động kinh doanh chính thức được tiến hành bằng tiếng Anh. Một số tiểu bang có ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ ưu tiên. Ví dụ, tiếng Anh và tiếng Hawaii là hai ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Hawaii.

Có khoảng 337 ngôn ngữ tại Mỹ, trong đó khoảng 176 là có nguồn gốc bản địa, 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Mỹ ngày nay đã tuyệt chủng.

Có khoảng 337 ngôn ngữ tại Mỹ, trong đó khoảng 176 là có nguồn gốc bản địa, 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Mỹ ngày nay đã tuyệt chủng.

Có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng ở Mỹ, chia thành bốn loại: tiếng Tây Ban Nha; các ngôn ngữ Ấn-Âu khác, bao gồm: tiếng Đức, tiếng Thụy Điển, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Hindi... ; các ngôn ngữ châu Á và đảo Thái Bình Dương, bao gồm: tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thái, tiếng Tamil và "tất cả các ngôn ngữ khác".

Tôn giáo

Tôn giáo tại Mỹ được thành lập trên cơ sở tự do tôn giáo.

Tôn giáo tại Mỹ được thành lập trên cơ sở tự do tôn giáo.

Gần như mọi tôn giáo chúng ta biết đến đều xuất hiện ở Mỹ. Theo thông tin được thu thập bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew - một nhóm nghiên cứu phi đảng phái, khoảng 71% người Mỹ theo Thiên Chúa giáo. Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 23% không có tôn giáo nào và khoảng 6% dân số tạo thành các tôn giáo khác ngoài Thiên chúa giáo.

Phong cách Mỹ

Phong cách quần áo thay đổi tùy theo địa vị xã hội, khu vực, nghề nghiệp và khí hậu. Quần jeans, giày thể thao, mũ bóng chày, mũ cao bồi và giày ống là một số trang phục gắn liền với người Mỹ. Có thể kể đến Ralph Lauren, Calvin Klein, Michael Kors và Victoria Secret là một số thương hiệu nổi tiếng thế giới đến từ Mỹ. Thời trang Mỹ cũng bị ảnh hưởng rộng rãi bởi những người nổi tiếng và giới truyền thông.

Doanh số bán hàng thời trang tại Mỹ đạt khoảng 200 tỷ USD mỗi năm.

Doanh số bán hàng thời trang tại Mỹ đạt khoảng 200 tỷ USD mỗi năm.

Đồ ăn Mỹ

Ẩm thực Mỹ bị ảnh hưởng bởi người châu Âu và người Mỹ bản địa trong lịch sử ban đầu của nó. Ngày nay, có một số loại thực phẩm thường được xác định là của Mỹ, chẳng hạn như: bánh mì kẹp thịt, xúc xích, khoai tây chiên, mì ống và phô mai...

Đồ ăn nhanh nổi tiếng và thông dụng cũng thể hiện nếp sống nhanh của người Mỹ.

Đồ ăn nhanh nổi tiếng và thông dụng cũng thể hiện nếp sống nhanh của người Mỹ.

Ngoài ra mỗi vùng còn có các phong cách nấu ăn và các loại thực phẩm đặc trưng riêng. Cách nấu ăn kiểu miền Nam thường được gọi là "đồ ăn tiện lợi kiểu Mỹ" và bao gồm các món như: gà rán, rau cải xanh, đậu đen và bánh mì ngô...

Táo vốn là loại cây phù hợp với khí hậu Mỹ và được trồng hầu hết ở tất cả các bang nên bánh táo nướng còn được coi là một tinh túy trong ẩm thực Mỹ.

Táo vốn là loại cây phù hợp với khí hậu Mỹ và được trồng hầu hết ở tất cả các bang nên bánh táo nướng còn được coi là một tinh túy trong ẩm thực Mỹ.

Thuật ngữ "As American as apple pie" thường dùng để miêu tả những điều vốn là đại diện tiêu biểu cho văn hóa của Mỹ. Vì vậy hình ảnh bánh táo đã gắn liền với hình ảnh nước Mỹ và hễ khi nhắc đến quốc gia này, người ta sẽ nói: "As American as apple pie".

Nghệ thuật

Mỹ được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới với tư cách là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất truyền thông đại chúng, bao gồm cả truyền hình và điện ảnh.

Mỹ được biết đến là Kinh đô điện ảnh làm nên tên tuổi cho các siêu sao đình đám.

Mỹ được biết đến là Kinh đô điện ảnh làm nên tên tuổi cho các siêu sao đình đám.

Ngành công nghiệp phát thanh truyền hình đã phát triển ở Mỹ vào đầu những năm 1950, với các chương trình truyền hình hiện được chiếu trên khắp thế giới. Bên cạnh đó là một ngành công nghiệp điện ảnh sôi động, tập trung ở Hollywood.

Tuy nhiên, điểm nổi bật về văn hóa nghệ thuật không thể không nhắc đến âm nhạc. Nhạc US- UK nói chung rất đa dạng với nhiều phong cách khác nhau như: blues, jazz, gospel, country, rock 'n' roll và hip hop.

Thể thao

Mỹ là một quốc gia chú trọng đặc biệt đến thể thao, với hàng triệu người hâm mộ theo dõi bóng đá, bóng chày, bóng rổ, khúc côn cầu, cùng các môn thể thao khác. Bóng chày được phát triển ở nước Mỹ thuộc địa và trở thành một môn thể thao có tổ chức vào giữa những năm 1800 và được biết đến là trò tiêu khiển yêu thích của người Mỹ, mặc dù sự nổi tiếng của nó đã bị bóng đá làm cho lu mờ trong suốt ba thập kỷ qua.

Theo LiveScience