Điều gì khiến Thành phố Cafe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có giá tới 10 tỷ một căn biệt thự vẫn hút người mua?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo công bố của chủ đầu tư, trong lần mở bán mới đây, dự án Thành phố Cà phê của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư đến từ nhiều tỉnh thành với hơn 50% giao dịch thành công, dù giá một căn biệt thự lên tới 10 tỷ đồng.
Một góc Thành phố Cafe
Một góc Thành phố Cafe

Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án Thành phố Cà phê (The Coffee City) đã hiện thực hóa khát vọng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đưa Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ Cà phê toàn cầu.

Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ hình thành ý tưởng này từ 15 năm trước với khát vọng xây dựng một khu đô thị mẫu mực, kiến tạo cộng đồng tỉnh thức của dự án Thành phố Cà phê. Ý tưởng này nằm trong đề án xây dựng Buôn Ma Thuộc trở thành "Thiên đường cà phê thế giới".

Trước đó dự án, được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu tư từ năm 2016 với tên cũ là Khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 2.800 tỉ đồng. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 1/2017 có quy mô 45,45ha, mật độ xây dựng 27%.

Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành các hạng mục tiện ích cùng 405 căn nhà liên kế phân khu Tesla và nhà phố thương mại phân khu Cantata.

Giai đoạn 2 đến năm 2026, dự án đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng 2 phân khu trên cùng 82 biệt thự, khu nhà ở tái định cư kết hợp làng văn hóa du lịch, khu trung tâm thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng, công viên sinh thái văn hóa cà phê...

Điểm hút khách đầu tiên của Thành phố Cà phê chính là vị trí của nó. Thành phố Cà phê tọa lạc tại trung tâm Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk – nơi có nền văn hóa đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ, tạo điều kiện thuận tiện để phát triển bất động sản sinh thái – văn hóa.

Về hạ tầng, Buôn Ma Thuột được Chính phủ định hướng để xây dựng và phát triển thành thành phố cà phê thế giới; được ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối với các dự án quốc gia đang được chuẩn bị triển khai như tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa (2021-2025), tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Vân Phong (2020-2030), nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột trở thành cảng hàng không quốc tế…

Khi hạ tầng giao thông kết nối được triển khai hoàn thiện, từ Buôn Ma Thuột, chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để kết nối bằng đường bộ từ các thành phố Nha Trang, Pleiku, Đà Lạt...; 35 phút di chuyển bằng đường hàng không từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khiến người dân thay đổi thói quen. Họ hướng tới các sản phẩm an toàn, hỗ trợ sức khỏe, trong đó bất động sản cũng không ngoại lệ. Người dân có xu hướng chọn bất động sản mang lại nhiều giá trị nhân văn, mang đến không gian sống lành mạnh, giúp chăm sóc thể chất, tinh thần.

Trong xu thế bảo vệ sức khỏe, Thành phố Cà phê kỳ vọng sẽ là đô thị chữa lành đầu tiên tại Việt Nam, dẫn đầu xu hướng phát triển đô thị bảo vệ sức khỏe trong đại dịch COVID-19. Tất cả các thiết kế nhà ở, tiện ích tại đây tập trung vào chất lượng và sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem đến cho cư dân sự giàu có về Thân – Tâm – Trí từ trong ý tưởng kiến trúc, hạ tầng xây dựng, môi trường tổng thể, đến lựa chọn chất liệu, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, cảnh quan, cây trồng…

Hầu hết các công trình, tiện ích đều xây từ các loại vật liệu tự nhiên như gỗ, gạch không nung, đá bazan,… giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ và tôn tạo thiên nhiên.

Cùng với nhiều mảng xanh tự nhiên, dự án được đầu tư hệ thống tiện ích chăm sóc tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần như Bảo tàng Thế giới Cà phê, tổ hợp thể thao gym - yoga - bắn cung, khu luyện tập cưỡi ngựa Ả Rập - golf 3D, vườn Zen, …

Cư dân có thể sống, làm việc và nghỉ dưỡng ngay trong chính ngôi nhà của mình - đó là mục tiêu mà Thành phố Cà phê tạo nên - và cũng là xu hướng bất động sản mới.

Đọc thêm