Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực (Người theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày); Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
Điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài quy định 9 trường hợp sau đây chưa cho nhập cảnh: 1. Không đủ điều kiện quy định về hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại nêu tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 3 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 6 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; 8. Vì lý do thiên tai; 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thẩm quyền từ chối nhập cảnh được quy định rõ trong Luật này. Cụ thể: Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21;
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.