Định hướng thị trấn Dầu Giây trở thành đô thị loại IV

(PLVN) -Theo đồ án được phê duyệt, thị trấn Dầu Giây có diện tích 1.414ha, quy mô dân số đến năm 2025 là 50 ngàn người và đến năm 2030 là 65 ngàn người.
Định hướng thị trấn Dầu Giây trở thành đô thị loại IV

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất) giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thị trấn Dầu Giây được hướng tới trở thành đô thị loại IV, là một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu mối hạ tầng lớn của huyện Thống Nhất và tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế xã hội của Đồng Nai và TP.HCM.

Thị trấn Dầu Giây được hướng tới trở thành đô thị loại IV, là một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu mối hạ tầng lớn của huyện Thống Nhất và tỉnh Đồng Nai.

Thị trấn Dầu Giây được hướng tới trở thành đô thị loại IV, là một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu mối hạ tầng lớn của huyện Thống Nhất và tỉnh Đồng Nai.

Về mục tiêu đối với thị trấn Dầu Giây, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bố trí dân cư, hạ tầng xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển bền vững và hài hòa với môi trường cảnh quan. Làm cơ sở pháp lý cho công tác triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư trong khu vực, quản lý đất đai và quản lý xây dựng.

Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thị trấn Dầu Giây còn cụ thể hóa những chiến lược, định hướng phát triển, tạo tiền đề để thị trấn Dầu Giây cơ bản đạt các tiêu chi đô thị loại IV vào năm 2025 và tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh trong giai đoạn 2026 – 2030.

Theo đó, thị trấn Dầu Giây sẽ là trung tâm hành chính, chính trị huyện, trung tâm tổng hợp về kinh tế, văn hóa, tài chính, GD-ĐT, y tế của huyện Thống Nhất. Trở thành vùng phát triển đô thị, phát triển công nghiệp và dịch vụ; một điểm trên trục hành lang kinh tế trọng điểm dọc Quốc lộ 1 và là đô thị tổng hợp các chức năng thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, là đầu mối giao thông cửa ngõ của tỉnh, là trung tâm kinh tế, xã hội quan trọng khu vực phía Đông của tỉnh.

Định hướng đến năm 2050, toàn huyện Thống Nhất sẽ phát triển trở thành thị xã, tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển bền vững với mô hình đô thị xanh, giảm thiểu tác động môi trường từ công nghiệp, đô thị có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, phát triển năng động, là nơi hấp dẫn đầu tư và thu hút nguồn nhân lực tới sinh sống, làm việc.

Đọc thêm