Doanh nghiệp sợ…cả người đóng dấu!

Hôm qua  (18/8), Đoàn giám sát của UBTVQH và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp (DN)  và Hiệp hội DN về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở, thuế, hải quan.

Hôm qua  (18/8), Đoàn giám sát của UBTVQH và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp (DN)  và Hiệp hội DN về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở, thuế, hải quan.

tthc
Người dân chờ làm thủ tục hành chính tại Hải Phòng

Sợ…cả người đóng dấu

Đại diện TCty Đường sắt VN, ông Lê Đức Dũng bức xúc cho biết, đơn vị thuê nhà của nhà nước, nhà đã cũ nát và lập dự án được xây dựng lại. DN bỏ tiền xây dựng toà nhà 11 tầng nhưng vẫn phải mất tiền thuê 3 tầng, hàng năm phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thuê nhà trong khi tiền xây nhà do DN bỏ ra. DN này đề nghị cần có chính sách bán hoá giá nhà trong trường hợp DN bỏ tiền của mình ra xây dựng.

DN này cũng đang lúng túng về khu đất 2.000 m2 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đây là nhà thuộc diện vắng chủ được giao sử dụng theo Sắc lệnh 02 và thực tế từ năm 1946 đến nay không thấy chủ nhà xuất hiện. “Hàng năm chúng tôi vẫn đóng tiền sử dụng đất trong khi người có giấy tờ nhà (ở nước ngoài) không hề đóng, và chắc họ cũng không quay lại đòi nhà, liệu chúng tôi có dược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCN QSDĐ) hay không?”- Ông Dũng đặt vấn đê. “Nhà đất là tài sản lớn của DN, nếu như có giấy tờ thì DN có thể thế chấp vay vốn, đem lại cơ hội cho DN…”- ông Dũng nói.

Chủ tịch Hiệp hội DN Hải Dương, ông Nguyễn Hữu Đoan cho rằng, quy định “khi thu hồi đất, DN phải thoả thuận với dân” tưởng là “cánh cửa mở” cho DN nhưng thực tế DN rất khó khăn thi lấy đất để sản xuất kinh doanh (SXKD). Thực tế, những nơi nào chính quyền đoàn kết, cách làm hợp lý, thấu đáo thì thu hồi đất dễ dàng, ngược lại nơi nào nội bộ mất đoàn kết, cách làm không thống nhất thì rất khó để thu hồi đất.

Điều mà nhiều DN Hải Dương  bức xúc chính là TTHC để có GCN QSDĐ. Theo quy định phải có chữ ký nháy của người thụ lý giải quyết, có chữ ký của Giám đốc Sở, thời gian làm thủ tục mất 15- 30 ngày, DN bức xúc phải cầm giấy đi “xin” chữ ký Giám đốc, nhưng khi đi đóng dấu lại bị người đóng dấu “hành” xuất trình giấy nọ giấy kia…

Liên quan đến GN QSDĐ, đại diện Cty TNHH Gas Tân An Bình- DN chuyên cung cấp gas cho các chung cư cao tầng bằng đường ống cho biết, DN đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư cung cấp gas cho khu Trung Hoà- Nhân Chính, cho Trung tâm thể thao Mỹ Đình, tuy nhiên vẫn chưa được cấp GCN QSDĐ. “Không có GCN QSDĐ DN rất khó khăn khi làm thủ tục vay vốn ngân hàng, chưa kể hàng năm phải bỏ hàng tỷ đồng để thuê đất, gánh nặng cho DN”- ông Lê Văn Long, đại diện Cty Gas Tân An Bình bức xúc.

Làm sao vừa “cắt” vừa “quản”

Đại diện hiệp hội nhà thầu xây dựng Nam Định lại đưa ra một nghịch lý: DN xây dựng thực hiện các dự án có vốn nhà nước khi nợ thuế thì bị phạt, trong khi chủ đầu tư - người đại diện nhà nước - chưa có tiền trả cho những dự án mà DN thực hiện thì không bị tính lãi. “Đây là vấn đề bức xúc, thiếu công bằng mà người chịu thiệt vẫn là DN”- vị đại diện này lên tiếng.

Thay mặt Hiệp hội nhà thầu xây dựng Nam Định, vị đại diện này đề nghị khi thực hiện các dự án có nguồn vốn nhà nước, DN xây dựng được thanh toán bao nhiêu xin nộp thuế theo quy định bấy nhiêu; Trong quá trình thựv hiện dự án nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thànhthì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng cho DN đối với khối lượng chậm thanh toán mà không cần ghi trong hợp đồng (vì là vốn NSNN)…

Theo ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Tổ công tác đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo phương án đơn giản hóa TTHC đối với trên 5.000 TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của các bộ, ngành. Kinh nghiệm rà soát 258 TTHC ưu tiên trong thời gian qua cho thấy ý kiến đóng góp quý báu từ phía người dân và DN là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng của các phương án đơn giản hóa TTHC, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản nhất cho người dân và DN, cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC nhưng vẫn bảo đảm được mục tiêu quản lý của nhà nước. Các ý kiến đóng góp của DN sẽ được ghi nhận trên tinh thần đó…

Thanh Thanh

Đọc thêm