Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Kết nối hay một mình giữa thương trường?

(PLO) -  Tất cả những yếu tố như sản phẩm tốt, ý tưởng hay, nguồn vốn dồi dào…, đều cần thiết nhưng chưa đủ để đảm bảo cho sự thành công của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng gặp khó trong vấn đề thu hút khách hàng. Vậy cánh cửa nào giúp doanh nghiệp thành công, khẳng định vị thế trên thương trường?

1. Doanh nghiệp gặp khó khi “bơi” một mình

Những ngày đầu thành lập, các doanh nghiệp thường mất rất nhiều thời gian và công sức, phải “tự thân vận động” từ việc lên ý tưởng, chọn mẫu mã, thu mua nguyên liệu cho đến việc quảng bá. Tuy nhiên, quá trình duy trì và phát triển kinh doanh một cách đơn độc về lâu về dài khiến doanh nghiệp cảm thấy loay hoay, mất phương hướng và có thể dẫn đến thất bại.

Chị Nguyễn Ngọc Hà, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Gà Ò Ó O, Bò Lế Rô, Vịt Bô Rô cho biết: “Trong thời gian đầu bắt tay vào việc kinh doanh, tôi chỉ quan tâm đến việc làm sao bán được hàng nên đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để bán hàng. Tất cả chỉ dựa vào nguồn lực của bản thân dẫn đến việc kinh doanh thất bại vì thiếu khách hàng". Trong khi đó, bà Hồng Thái Hà (chủ doanh nghiệp Tân Phú) kể về những khó khăn của ngày khởi nghiệp cách đây 20 năm: “Để nuôi dưỡng ước mơ xây dựng một thương hiệu thời trang trẻ em “made in Vietnam”, khi ấy, tôi phải đến từng sạp chợ, từng cửa hàng để ký gởi sản phẩm của mình rồi hàng ngày trông ngóng sự phản hồi, có lúc tưởng chừng như bỏ cuộc

Sau nhiều lần "ba chìm bay nổi", các doanh nghiệp nhận ra rằng họ không thể đơn độc mãi trên cuộc chiến thương trường. Thay vào đó, họ nhận thấy sự cần thiết của việc kết nối các doanh nghiệp lại với nhau để tận dụng những nguồn lực có sẵn, để nhận được sự giúp đỡ, để cùng phát triển trên thị trường đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, kết nối làm sao để tạo hiệu quả lại là một câu hỏi bỏ ngỏ trong suốt một thời gian dài đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ còn “vô hình” trong cộng đồng.

Chị Lan Anh, chủ đại lý chuyên phân phối sản phẩm tỏi đen, cho biết: “Nhiều khách hàng mua tỏi đen của mình thường có nhu cầu thêm các sản phẩm kết hợp với tỏi đen như rượu, mật ong… để ngâm. Để phục vụ khách hàng tốt hơn, mình rất muốn kết hợp với các nhà phân phối những sản phẩm này nhưng khi đi tìm mới thấy gian nan. Mình không có kinh nghiệm phân biệt mật ong tốt và cũng chưa tìm được nguồn hàng tin tưởng, lượng cung ổn định để kết hợp. Nếu chọn đối tác không tốt thì chính mình làm ảnh hưởng đến sản phẩm của mình”.

2. Doanh nghiệp tìm kiếm kết nối ở đâu?

Nắm bắt được mong mỏi trên của những doanh nghiệp, trong năm 2017, Maritime Bank cho ra đời cộng đồng JOY - Maritime Bank như một cầu nối vững vàng, giúp gắn kết doanh nghiệp và khách hàng. Theo ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc ngân hàng Maritime Bank, doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu có thể hợp tác và tận dụng tối ưu nguồn lực của nhau sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Với thế mạnh của mình về kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, tiềm lực tài chính cũng như mạng lưới khách hàng, đối tác rộng khắp, Maritime Bank mong muốn tạo nên một cộng đồng để các doanh nghiệp có thể kết nối với nhau, qua đó cùng nhau xây dựng và phát triển thương hiệu”.

Cộng đồng JOY – Maritime Bank, cầu nối vững vàng giúp gắn kết các doanh nghiệp

Suốt một năm qua, cộng đồng JOY – Maritime Bank đã mang đến nhiều “cú hích” cho các doanh nghiệp tham gia cộng đồng. Ông Lý Trần Anh (chủ xưởng sản xuất đồ nhựa gia dụng Anh Vân) cho biết: “Tìm đến ngân hàng tôi chỉ nghĩ sẽ được hỗ trợ về tài chính, nhưng khi tham gia cộng đồng JOY - Maritime Bank tôi nhận được nhiều hơn thế. Bên cạnh việc được nhiều khách hàng biết đến hơn, tôi đã kết nối được với nhiều đối tác cung cấp nguyên liệu trong nước, không còn bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài nữa.

Nhận thấy nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn, năm 2018, Maritime Bank tiếp tục triển khai chương trình này với những hỗ trợ tối ưu dành cho doanh nghiệp khi tham gia "Cộng đồng JOY - Maritime Bank": doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các giải pháp tài chính ưu việt với mức ưu đãi cạnh tranh trên thị trường; được tiếp cận với hơn 1,8 triệu khách hàng cá nhân của Ngân hàng; được tài trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm miễn phí trên đa kênh truyền thông với kinh phí lên đến 870 triệu đồng như: gởi email; quảng cáo tại các biển hộp đèn và màn hình tivi tại hệ thống tòa nhà văn phòng, chung cư, siêu thị, sân bay, bệnh viện; quảng cáo trực tuyến trên facebook, google; quảng cáo trên LCD tại hệ thống các chi nhánh của Maritime Bank ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi từ sức mạnh cộng hưởng khi đồng hành với thương hiệu Maritime Bank, ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2017 (theo bình chọn của Tạp chí Tài chính hàng đầu thế giới Global financial).

Doanh nghiệp tham gia “Cộng Đồng Joy – Maritime Bank” được tài trợ quảng bá thương hiệu trên đa kênh truyền thông với kinh phí lên đến 870 triệu đồng

Những con sóng lớn thương trường vẫn đều đặn đến mỗi ngày, do đó, mỗi doanh nghiệp luôn cần kết nối để có thêm sức mạnh, thêm vững chãi tự tin giương buồm ra khơi, mạnh mẽ vượt đại dương.

Đọc thêm