Với lời giải thích đơn giản, trưởng thôn Nông Văn Phú cho biết, từ xa xưa do khí hậu nơi đây mưa nhiều, độ ẩm cao lại nhiều thú dữ cộng với giặc giã, cướp bóc hoành hành nơi biên viễn nên người Tày nơi đây đã sáng tạo nên kiểu nhà sàn đá nhằm mục đích bảo vệ, phòng thủ, chống ẩm mốc.
Những tường nhà, bờ rào đá cùng với mái âm dương thâm trầm tạo nên kiến trúc độc đáo khác hẳn những nhà sàn bằng tre, gỗ quen thuộc của người Tày ở các vùng khác trên các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. |
Kiến trúc nhà sàn đá gồm 2 tầng với vật liệu chính là đá tạo thành 4 bức tường xung quanh như một bộ khung vững chãi, kiên cố.
Những bờ tường đá dày 30 đến 40cm được gắn kết chắc bền bằng hỗn hợp vôi tôi trộn cát. |
Tường thường được xây với bề dày 30 đến 40cm. Những viên đá tự nhiên nhiều kích cỡ được xếp chồng lên nhau và gắn với nhau nhờ hỗn hợp kết dính gồm vôi tôi trộn cát.
4: Sau khi trùng tu, những bức tường nhà loang lổ do xi măng được dùng làm vật liệu trùng tu. |
Trong nhà có chừng 5 đến 7 hàng cột gỗ, khoảng cách giữa các cột từ 2m đến 2,5m cùng với tường đá bao quanh đỡ sàn gỗ và mái.
Những cột gỗ cao từ 7 đến 8 mét trong nhà cùng với tường bao đỡ lấy sàn tầng 2 và mái. |
Mái gồm 2 mái lợp bằng ngói âm dương.
Bếp và nơi tiếp khách thường ở tầng 1, tầng 2 là phòng ngủ và nơi trữ thóc, lúa, hoa màu tránh ẩm mốc. |
Nằm trong khu vực có di tích thành cổ từ thời nhà Mạc, thôn Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là làng truyền thống các dân tộc ít người.
Giống như những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở các tỉnh miền núi phía bắc, mái những ngôi nhà sàn đá cổ ở Khuổi Ky cũng được lợp bằng ngói âm dương. |
Và đã thực hiện bảo tồn, sửa chữa từng ngôi nhà, xếp đá sân, đường đi, xây dựng nhà Văn hóa 2 tầng theo kiến trúc đặc trưng của người Tày nơi đây.