Áp giá và lấy đất của dân trước khi ra quyết định thu hồi là sai sót đã được UBND tỉnh Bình Phước thừa nhận khi địa phương này thực hiện dự án xây dựng công viên thể dục thể thao tại thị xã Đồng Xoài…
Nhưng hậu quả từ sai sót này lại không được xem xét để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Rồi những bất thường trong quy hoạch sử dụng đất tại đây đã không được giải đáp thoả đáng…
Nhận sai… “suông”
Cuối năm 1997, UBND tỉnh Bình Phước có Quyết định thoả thuân giao đất cho Sở Thể dục Thể thao (TDTT) để xây dựng công viên TDTT tại khu phố Thanh Bình, phường Thanh Bình, TX Đồng Xoài. Mặc dù chưa có Quyết định thu hồi đất nhưng Ban quản lý dự án - Sở TDTT cùng Ban chỉ đạo định giá đền bù tỉnh Bình Phước vẫn kiểm kê đất và tài sản, xác định giá trị bồi thường để trình Sở Tài chính và UBND tỉnh phê duyệt kinh phí bồi thường cho tổng thể dự án.
Từ năm 2000, chủ đầu tư đã liên tục có thông báo yêu cầu các chủ hộ đến nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, một số hộ kiên quyết không nhận tiền đền bù, không bàn giao đất (hoặc chỉ bàn giao 1 phần) vì cho rằng, đất của họ đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền…
Chỉ đến tháng 9/2003 (tức là hơn 3 năm sau khi lấy đất), khi một số công trình TDTT đã đi vào sử dụng và trước yêu cầu của người dân thì UBND tỉnh Bình Phước mới ra Quyết định số 1756 về việc thu hồi đất của các hộ dân, giao Ban quản lý ngành TDTT quản lý để “giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng sân vận động và công viên TDTT”. Trước việc “tiền trảm, hậu tấu” này, có 3 hộ dân vẫn tiếp tục khiếu kiện đề nghị chủ đầu tư tính toán lại giá bồi thường nhưng không được chấp nhận. Đầu năm 2005, UBND TX Đồng Xoài thực hiện cưỡng chế di chuyển nhà ở đối với 3 hộ dân này, giao nốt mặt bằng cho Sở TDTT.
Hơn 1 năm sau, UBND tỉnh Bình Phước khi trả lời khiếu nại của các hộ dân mới thừa nhận:“Về mặt trình tự, thủ tục thu hồi đất chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật”, nhưng lại cho rằng “sai sót này không làm ảnh hưởng gì đến quy hoạch sử dụng đất và quyền lợi hợp pháp của các hộ”.
Phản đối quan điểm này, bà Đinh Thị Phiến (đại diện 1/3 hộ dân bị cưỡng chế) cho hay: “Đất của chúng tôi sử dụng đều đã thể hiện trên bản đồ chính quy, đã được cấp Giấy CNQSDĐ từ năm 1994 nên chính quyền không thể lấy lý do “đất chưa được đo đạc chính quy” để biện minh cho việc “tiền trảm hậu tấu” của mình . Việc Giao đất cho Sở TDTT sử dụng khi chưa thu hồi đất của chúng tôi cũng là sai phạm. Đã làm sai thì phải chịu trách nhiệm, UBND tỉnh Bình Phước cần phê duyệt lại phương án bồi thường với giá đất được tính tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, theo đúng quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng”.
Đất TDTT biến thành “đất ở”
Ngay khu đất vừa GPMB xong, một loạt nhà liền kề đã được xây dựng tại vị trí sát Quốc lộ 14. UBND tỉnh Bình Phước trả lời rằng: “Đã có quyết định số 878 ngày 24/5/2002 về việc thuận quy hoạch điều chỉnh đất mặt tiền để quy hoạch chi tiết phân lô xây dựng khu dân cư” để “có quỹ đất tái định cư cho nhiều dự án trên địa bàn”. Nhưng Quyết định thu hồi đất số 1756 (ban hành sau hơn 1 năm kể từ có thay đổi quy hoạch) vẫn ghi là “thực hiện dự án xây dựng sân vận động và công viên TDTT” mà không hề đả động đến cái gọi là “đất phân lô”. Phải chăng, quyết định thu hồi đất này chỉ đề cập phạm vi đất TDTT và “nhường” việc thu hồi “đất phân lô” cho 1 quyết định khác?.
Các hộ dân cho rằng: “Quyết định của tỉnh thu hồi 1 phần đất của chúng tôi để làm sân vận động thì phải bồi thường theo quy định. Phần còn lại không thuộc dự án này, đã trót cưỡng chế thì phải trả lại cho chúng tôi. Nếu lấy nốt phần đất của chúng tôi theo quy hoạch đất phân lô thì phải có quyết định thu hồi đất làm dự án khác chứ không thể lập lờ giữa đất TDTT và đất phân lô được”.
Cùng với kiến nghị trên, các hộ dân đã dẫn chứng nhiều người đã phải mua đất trong khu đất “tái định cư” nhằm chứng tỏ có tình trạng “phân lô, bán nền” tại đây. Nếu vậy thì việc “lột xác” từ những thửa đất ở thành “đất phân lô” trong vụ việc này không khỏi làm những người dân mất đất ở đây đặt nghi vấn.
Khoa Lâm
Nhưng hậu quả từ sai sót này lại không được xem xét để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Rồi những bất thường trong quy hoạch sử dụng đất tại đây đã không được giải đáp thoả đáng…
Nhận sai… “suông”
Cuối năm 1997, UBND tỉnh Bình Phước có Quyết định thoả thuân giao đất cho Sở Thể dục Thể thao (TDTT) để xây dựng công viên TDTT tại khu phố Thanh Bình, phường Thanh Bình, TX Đồng Xoài. Mặc dù chưa có Quyết định thu hồi đất nhưng Ban quản lý dự án - Sở TDTT cùng Ban chỉ đạo định giá đền bù tỉnh Bình Phước vẫn kiểm kê đất và tài sản, xác định giá trị bồi thường để trình Sở Tài chính và UBND tỉnh phê duyệt kinh phí bồi thường cho tổng thể dự án.
Từ năm 2000, chủ đầu tư đã liên tục có thông báo yêu cầu các chủ hộ đến nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, một số hộ kiên quyết không nhận tiền đền bù, không bàn giao đất (hoặc chỉ bàn giao 1 phần) vì cho rằng, đất của họ đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền…
Nhiều nhà phân lô đang được xây dựng trên khu đất từng bị lấy làm “đất thể dục thể thao”. |
Hơn 1 năm sau, UBND tỉnh Bình Phước khi trả lời khiếu nại của các hộ dân mới thừa nhận:“Về mặt trình tự, thủ tục thu hồi đất chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật”, nhưng lại cho rằng “sai sót này không làm ảnh hưởng gì đến quy hoạch sử dụng đất và quyền lợi hợp pháp của các hộ”.
Phản đối quan điểm này, bà Đinh Thị Phiến (đại diện 1/3 hộ dân bị cưỡng chế) cho hay: “Đất của chúng tôi sử dụng đều đã thể hiện trên bản đồ chính quy, đã được cấp Giấy CNQSDĐ từ năm 1994 nên chính quyền không thể lấy lý do “đất chưa được đo đạc chính quy” để biện minh cho việc “tiền trảm hậu tấu” của mình . Việc Giao đất cho Sở TDTT sử dụng khi chưa thu hồi đất của chúng tôi cũng là sai phạm. Đã làm sai thì phải chịu trách nhiệm, UBND tỉnh Bình Phước cần phê duyệt lại phương án bồi thường với giá đất được tính tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, theo đúng quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng”.
Đất TDTT biến thành “đất ở”
Ngay khu đất vừa GPMB xong, một loạt nhà liền kề đã được xây dựng tại vị trí sát Quốc lộ 14. UBND tỉnh Bình Phước trả lời rằng: “Đã có quyết định số 878 ngày 24/5/2002 về việc thuận quy hoạch điều chỉnh đất mặt tiền để quy hoạch chi tiết phân lô xây dựng khu dân cư” để “có quỹ đất tái định cư cho nhiều dự án trên địa bàn”. Nhưng Quyết định thu hồi đất số 1756 (ban hành sau hơn 1 năm kể từ có thay đổi quy hoạch) vẫn ghi là “thực hiện dự án xây dựng sân vận động và công viên TDTT” mà không hề đả động đến cái gọi là “đất phân lô”. Phải chăng, quyết định thu hồi đất này chỉ đề cập phạm vi đất TDTT và “nhường” việc thu hồi “đất phân lô” cho 1 quyết định khác?.
Các hộ dân cho rằng: “Quyết định của tỉnh thu hồi 1 phần đất của chúng tôi để làm sân vận động thì phải bồi thường theo quy định. Phần còn lại không thuộc dự án này, đã trót cưỡng chế thì phải trả lại cho chúng tôi. Nếu lấy nốt phần đất của chúng tôi theo quy hoạch đất phân lô thì phải có quyết định thu hồi đất làm dự án khác chứ không thể lập lờ giữa đất TDTT và đất phân lô được”.
Cùng với kiến nghị trên, các hộ dân đã dẫn chứng nhiều người đã phải mua đất trong khu đất “tái định cư” nhằm chứng tỏ có tình trạng “phân lô, bán nền” tại đây. Nếu vậy thì việc “lột xác” từ những thửa đất ở thành “đất phân lô” trong vụ việc này không khỏi làm những người dân mất đất ở đây đặt nghi vấn.
Khoa Lâm