Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên: Bước đột phá hạ tầng giao thông liên vùng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 4/10, Đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu đã đi khảo sát chuẩn bị Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên nhằm nghiên cứu phương án tiền khả thi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét.
Đoàn công tác xem bình đồ tổng thể dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên. Ảnh: laichau.gov.vn
Đoàn công tác xem bình đồ tổng thể dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên. Ảnh: laichau.gov.vn

Đèo Hoàng Liên Sơn hay còn gọi là đèo Ô Quy Hồ thuộc quốc lộ 4D, nối huyện Tam Đường (Lai Châu) với thị xã Sa Pa (Lào Cai) có tổng chiều dài khoảng 40km, là trục đường chính kết nối tỉnh Lai Châu với cao tốc Lào Cai - Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, tuyến quốc lộ 4D kéo dài sang quốc lộ 12 qua địa phận tỉnh Lai Châu được xác định là xương sống phát triển kinh tế vùng, khi kết nối các tỉnh biên giới Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên.

Khi có hầm Hoàng Liên sẽ thay thế khoảng 17 km đường đèo dốc, quanh co liên tục; rút ngắn thời gian qua đèo Hoàng Liên từ gần 40 phút xuống còn 8 phút, đồng thời giải quyết được tình trạng sạt lở, gây ách tắc giao thông kéo dài vào mỗi mùa mưa lũ.

Cải thiện đáng kể thời gian di chuyển của các phương tiện, giảm chi phí vận tải, tăng cường kết nối các trung tâm kinh tế, thị trấn, khu đô thị mới và đầu mối giao thông trên địa bàn hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Giảm thiểu rất lớn về tai nạn giao thông khi không phải di chuyển trên cung đèo nguy hiểm này.

Tại thực địa, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng A Tính đã khẳng định Dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên có ý nghĩa rất quan trọng với tỉnh Lai Châu.

Ngoài giảm thiểu về tai nạn giao thông, dự án đầu tư sẽ giúp địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết nối khu kinh tế cặp cửa khẩu Quốc tế Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thuận lợi giao thương từ vùng kinh tế của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với các tỉnh trong vành đai kinh tế Tây Bắc, cũng như các tỉnh miền xuôi; thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của Việt Nam...

Đọc thêm