Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Đưa Nghị quyết Đại hội lân thứ XIII của Đảng vào cuộc sống: Nâng tầm thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(PLVN) - Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn được Đảng ta quan tâm đặc biệt. Đặc biệt Đại hội XIII của Đảng đã nâng lên tầm cao mới về chủ trương, quan điểm thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 PGS.TS Vũ Văn Phúc.
PGS.TS Vũ Văn Phúc.

Chú trọng hoàn thiện, đồng bộ thể chế

Trong tham luận “Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” trong kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới”, PGS.TS Vũ Văn Phúc - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra ba đột phá chiến, hợp với giai đoạn mới, trong đó đột phá chiến lược thứ nhất là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Quan điểm này được thể hiên rõ tại bài tham luận “Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” được in ở cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống - Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới”.

Theo ông Phúc, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN luôn được Đảng ta quan tâm đặc biệt. Kể từ Đại hội IX của Đảng (Đại hội mở đầu thế kỷ XXI, tháng 4/2001), Đảng ta đã khẳng định kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

Kể từ đó đến nay, vấn đề hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được đặt ra cấp bách trong các Đại hội X, XI, XII, XII của Đảng, bởi lẽ không hoàn thiện thể chế thì kinh tế thị trường định hướng XHCN không thể phát triển được. Từ Đại hội XI của Đảng đến nay, vấn đề hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN luôn được Đảng ta xác định là đột phá chiến lược thứ nhất trong ba đột phá chiến lược.

PGS.TS Vũ Văn Phúc cho biết, Đại hội XIII của Đảng nâng lên tầm cao mới về chủ trương, quan điểm thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Định hướng thứ 2 trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 chỉ rõ: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, có quan điểm phát triển thứ 2 là: “Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước”.

Đột phá chiến lược thứ nhất trong ba đột phá chiến lược mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập...”.

Báo cáo chính trị được Đại hội XIII của Đảng thông qua có 15 mục lớn, mục lớn thứ 4 là hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với 3 nội dung quan trọng. Nội dung thứ nhất là thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nội dung quan trọng thứ hai là tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn.

Nội dung quan trọng thứ ba là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội XIII chỉ rõ: “Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia…”.

Phát huy vai trò phản biện, giám sát thực hiện pháp luật, chính sách

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đầu tiên là “Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Nhà nước thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường.

Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước. Xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện phương thức, công cụ quản lý nhà nước chủ yếu bằng điều tiết gián tiếp, tăng cường hậu kiểm; giảm tối đa rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ đối với người dân và doanh nghiệp…

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, có thể khẳng định Đại hội XIII của Đảng, trên cơ sở tổng kết 35 năm đổi mới đất nước, nhất là từ Đại hội IX (2001) đến nay; 10 năm (2011-2020) thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lần thứ hai và hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, đã bổ sung, nâng tầm chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập…

Để những chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp này đi vào cuộc sống, trên cơ sở quán triệt sâu sắc, nắm chắc nội dung, thống nhất nhận thức và hành động trong toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và giám sát việc thực hiện; Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình hành động, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm phát huy lợi thế và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đất nước phát triển nhanh và bền vững, đạt được mục tiêu Đại hội XIII đề ra; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đọc thêm