Đường cao tốc “chào thua” hàng rong?!

 Gần 100 sạp hàng tự chế hoạt động, người bán vô tư bày hàng trên mặt đường và chèo kéo khách, người mua thong thả thử hàng. Cảnh bán mua tấp nập này đã và đang diễn ra hàng ngày trên một tuyến đường cao tốc hơn 1 năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại!

Gần 100 sạp hàng tự chế hoạt động, người bán vô tư bày hàng trên mặt đường và chèo kéo khách, người mua thong thả thử hàng. Cảnh bán mua tấp nập này đã và đang diễn ra hàng ngày trên một tuyến đường cao tốc hơn 1 năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại!

Dằng dặc hàng ổi tại “khu vực nghiêm cấm bán hàng”.
Dằng dặc hàng ổi tại “khu vực nghiêm cấm bán hàng”.

Bươu đầu vì... ổi!

Đoạn đường qua cầu Thanh Trì thuộc địa phận xã Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là tuyến đường cao tốc và khu vực nghiêm cấm bán hàng với hàng biển cấm cắm dày đặc mà bất cứ ai cũng nhìn rõ. Thế nhưng, chủ nhân của gần 100 sạp hàng tự chế đang hoạt động nơi đây lại... không “thấy”!

Thời điểm này, hàng hóa được bày bán trên các sạp hàng tự chế chủ yếu là ổi. Chúng được vận chuyển trực tiếp từ những vườn hai bên lên mặt đường. Hàng rào chắn được dùng làm chỗ để hàng hóa còn phần đường giành cho mô tô, xe máy được “tận dụng” làm chỗ bán hàng. Vài viên gạch để lát nền, một chiếc ô lớn làm phương tiện che mưa nắng, chiếc ghế nhựa để ngồi cộng thêm vài cái sọt đựng ổi là đã thành một sạp hàng tự chế và người bán hàng đã có thể thoải mái ngồi vẫy khách. Suốt dọc hai bên đoạn đường có độ dài 2km này, cứ 7-10m là lại có một sạp hàng như vậy.

Ngoài những sạp hàng tự chế nằm cố định thì còn rất nhiều các “sạp hàng di động” nằm rải rác. Gọi là “di động” bởi vì hàng hóa được đặt trên những chiếc xe đạp, xe thồ... và nếu muốn thì chủ nhân của sạp hàng có thể di chuyển chúng đến những địa điểm bán hàng khác nhau vô cùng nhanh chóng.

Việc lấn chiếm lòng đường làm địa điểm bán hàng như vậy là vô cùng nguy hiểm bởi do bị lấn chiếm phần đường của mình, các tài xế điều khiển mô tô, xe máy chỉ còn biết di chuyển lấn sang phần đường giành cho xe ô tô, xe tải. Đây lại là tuyến đường cao tốc, các phương tiện di chuyển với vận tốc khá lớn nên khi bị lấn đường nếu không kịp xử lý thì va chạm hay tai nạn giao thông là điều khó tránh khỏi.

Một số người thường di chuyển qua đoạn đường này cho biết: “Việc xảy ra tai nạn ở đoạn đường này là không hiếm và chủ yếu là với xe máy. Nhất là những ngày trời mưa, đường trơn khi gặp những “lô cốt” giữa đường như thế này mà không kịp chú ý, xử lý thì va chạm, trượt ngã bươu đầu, sứt trán là điều đương nhiên. Đó là chưa kể không may vài quả ổi rớt ra đường mà xe máy chèn phải thì...”.

lGiao dịch chớp nhoáng tại một sạp ổi di động.
Giao dịch chớp nhoáng tại một sạp ổi di động.

Khi người mua tiếp tay cho người bán

Nói một cách khách quan thì để xảy ra nạn hàng rong xâm lấn đường cao tốc, ngoài lỗi sai của người bán hàng thì còn có sự tiếp tay từ chính những người tham gia giao thông. Bởi dù có các biển cấm phương tiện giao thông dừng, đỗ xe trên tuyến đường nhưng không ít người lái xe máy hay tài xế ô tô vẫn vô tư dừng xe để mua hàng. Có cầu thì cung vẫn sẽ tồn tại, chính thái độ đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới việc “lấn đường bán hàng” ngày một gia tăng và từ khi xuất hiện cho đến nay đã hơn 1 năm nhưng sự việc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc để dẹp bỏ các sạp hàng rong vi phạm quy định, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả lâu dài. Để chống đối, khi thấy lực lượng chức năng từ xa thì các chủ hàng ở khu vực này sẽ nhanh chóng chuyển hàng hóa xuống cánh đồng bên dưới và khi “an toàn”, họ lại bày bán như bình thường.

Một người bán hàng tên Hoa cho biết: “Bán hàng thế này vẫn bị đuổi suốt nhưng hàng hóa chẳng có gì, sạp hàng có vài quả ổi, cái ghế nhựa với cái ô, thấy công an từ xa thì dọn một lúc là được. Họ đến nơi thì mình cũng thu xong rồi, thế nên cũng không sợ lắm. Cái chính là hàng không ế bao giờ vì rất đông người mua”.

Cứ thử hình dung xem, trên tuyến đường cao tốc mà luôn có một số lượng “vật cản” lớn như vậy thì điều gì sẽ xảy ra lỡ khi có một phương tiện tham gia giao thông bị hỏng phanh, mất lái hoặc chẹt phải các sản phẩm vô tình rớt ra từ sạp hàng?

Cơ quan chức năng ở đâu?

Sự việc lấn chiếm lòng đường bày bán hàng tràn lan trên đường cấm đoạn qua cầu Thanh Trì đã diễn ra trong thời gian khá dài, gây mất trật tự an toàn giao thông của tuyến đường. Các ban ngành chức năng ở đâu?

Chí Dũng  

Đọc thêm