EU không thể ngồi yên khi biên giới Kosovo-Serbia "nóng" lên từng ngày

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) hôm thứ Tư đã thúc giục Kosovo và Serbia vượt qua tranh chấp biên giới đang gia tăng và đề nghị tham gia các cuộc đàm phán hòa giải ở Brussels (Bỉ).
Binh sĩ Ba Lan, trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo, KFOR, vượt qua các chướng ngại vật gần biên giới giữa Kosovo và Serbia ở Jarinje, Kosovo, ngày 28/9/2021. Ảnh: Reuters
Binh sĩ Ba Lan, trong lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo, KFOR, vượt qua các chướng ngại vật gần biên giới giữa Kosovo và Serbia ở Jarinje, Kosovo, ngày 28/9/2021. Ảnh: Reuters

Quân đội NATO đã tăng cường tuần tra ở Kosovo từ hôm thứ Hai gần các cửa khẩu biên giới đã bị phong tỏa bởi những người Serbia địa phương tức giận do lệnh cấm ô tô mang biển số Serbia vào nước này, trong vụ bùng phát mới nhất giữa các nước láng giềng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói: “Tôi biết ý nghĩa của việc vượt qua các tranh chấp… Tôi đến từ một quốc gia đã đưa Thế chiến thứ hai đến với toàn cầu và chịu trách nhiệm về nạn diệt chủng người Do Thái”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nói tại thủ đô của Kosovo trong chuyến thăm Khu vực Balkan trước hội nghị thượng đỉnh EU-Balkan vào ngày 6/10/2020.

Serbia, Kosovo, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Albania và Bắc Macedonia đều mong muốn gia nhập EU, nhưng tiến độ đã bị đình trệ kể từ khi EU cam kết thừa nhận họ khi họ đáp ứng tất cả các tiêu chí.

Kosovo tuyên bố độc lập vào năm 2008, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Anh và hầu hết các nước thành viên EU, nhưng Serbia chưa bao giờ công nhận điều đó, cản trở sự công nhận của Kosovo tại Liên hợp quốc.

Cả Kosovo và Serbia, là ứng cử viên chính thức cho tư cách thành viên EU, phải cải thiện quan hệ lẫn nhau nếu muốn gia nhập khối. Các nhà đàm phán của họ sẽ tới Brussels trong tuần này để tham dự vòng đàm phán mới nhất do EU làm trung gian.

"Chúng tôi muốn có một tương lai nơi Kosovo và tất cả các vùng Tây Balkan là một phần của Liên minh châu Âu", bà Von der Leyen nói thêm.

Bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ của Ủy ban đối với việc trở thành thành viên của EU ở Balkan, 27 thành viên của khối đang bị chia rẽ về tốc độ "mở rộng" và đặc biệt là liệu có nên bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Albania và Bắc Macedonia hay không.